| Hotline: 0983.970.780

Lấy đất dân khai hoang cấp cho cán bộ, ngành chức năng Bình Định nói gì?

Thứ Ba 01/12/2020 , 14:57 (GMT+7)

Sau khi vụ lấy đất dân khai hoang cấp cho cán bộ xã bị phanh phui, Sở TN-MT Bình Định yêu cầu chính quyền địa phương kiểm tra, nếu có sai phạm phải thu hồi.

Ngày 1/10/2020, Báo NNVN đăng bài “Gửi về Bình Định: Xã Canh Hòa lấy đất dân khai hoang chia cho cán bộ”, phản ánh việc trong khi người dân địa phương đang “đói” đất canh tác, thì đất rừng do dân khai hoang ở xã Canh Hòa (huyện Vân Canh, Bình Định) được lấy cấp cho cán bộ và người nhà của cán bộ, rồi đất được chuyển nhượng loạn xị cho người ngoài địa phương. Về vấn đề này, Sở TN-MT tỉnh Bình Định đề nghị UBND huyện Vân Canh rà soát, nếu phát hiện đối tượng được giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng quy định của Dự án 672 bắt buộc phải thu hồi.

Những hộ đồng bào dân tộc Chăm ở xã Canh Hòa (huyện Vân Canh, Bình Định) bày tỏ bức xúc trước việc cấp đất lâm nghiệp cho cán bộ và người nhà cán bộ xã. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Những hộ đồng bào dân tộc Chăm ở xã Canh Hòa (huyện Vân Canh, Bình Định) bày tỏ bức xúc trước việc cấp đất lâm nghiệp cho cán bộ và người nhà cán bộ xã. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo Quyết định số 672/QĐ-TTg ngày 25/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt dự án thành lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gia đình, cá nhân, tổ chức và cộng đồng dân cư (viết tắt dự án 672), vào năm 2010, UBND huyện Vân Canh đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ dân xã Canh Hòa.

Mới đây, gần 20 hộ dân là người đồng bào dân tộc Chăm ở xã Canh Hòa đã gửi đơn xin cứu xét đến Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND và Công an huyện Vân Canh, đề nghị các cấp nhành chức năng làm rõ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đối với trường hợp là cán bộ, người nhà cán bộ xã, có đúng đối tượng, đúng quy định của Dự án 672 hay không.

Gần 20 hộ dân là người đồng bào dân tộc Chăm ở xã Canh Hòa (huyện Vân Canh, Bình Định) gửi đơn xin cứu xét đến các cấp ngành chức năng. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Gần 20 hộ dân là người đồng bào dân tộc Chăm ở xã Canh Hòa (huyện Vân Canh, Bình Định) gửi đơn xin cứu xét đến các cấp ngành chức năng. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Liên quan đến vụ việc trên, ông Lê Văn Tùng, Giám đốc Sở TN-MT Bình Định, cho biết Sở TN-MT là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh Bình Định, tham gia điều phối cùng đối với đơn vị Trung ương và địa phương trong quá trình thực hiện Dự án 672, được Bộ TN-MT hỗ trợ kinh phí và nhân lực để triển khai, UBND cấp huyện là đơn vị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo ông Tùng, tỉnh Bình Định thực hiện quy trình triển khai Dự án 672 rất chặt chẽ và tuân thủ theo quy định. Hồ sơ kết thúc dự án được lập thành 3 bộ lưu trữ ở 3 nơi khác nhau, tại UBND xã, UBND huyện và tại kho lưu trữ Văn phòng đăng ký đất đai Sở TN-MT Bình Định. Ông Tùng cũng nêu quan điểm, Sở TN-MT Bình Định không bao giờ ủng hộ việc cán bộ địa phương lợi dụng, sai phạm trong việc giao đất lâm nghiệp.

“Tuy nhiên, tại thời điểm này, do không có đủ kinh phí nên khi thực hiện Dự án 672 đơn vị chức năng chưa thể đo đạc theo quy trình bản đồ chính quy, mà chỉ mang tính chất thực hiện để có đủ điều kiện cấp sổ đỏ đất lâm nghiệp cho người dân. Vì vậy, chấp nhận có sai số và thực hiện điều chỉnh”, ông Tùng bộc bạch.

Một hộ dân ở xã Canh Hòa (huyện Vân Canh, Bình Định) sau 10 năm mới nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng giờ không biết đất mình được cấp nằm ở vị trí nào. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Một hộ dân ở xã Canh Hòa (huyện Vân Canh, Bình Định) sau 10 năm mới nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng giờ không biết đất mình được cấp nằm ở vị trí nào. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Cũng theo ông Tùng, Sở TN-MT Bình Định đã đề nghị UBND huyện Vân Canh giao Phòng TN-MT huyện và xã Canh Hòa vào cuộc rà soát, phân loại cụ thể từng trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất so với thực tế có thay đổi diện tích, vị trí; đồng thời phối hợp với Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bình Định kiểm tra thực địa. Trong quá trình thiếu sót, chính quyền địa phương phải điều chỉnh cho người dân.

“Từ bản đồ bằng ảnh chụp trên không có tỷ lệ 1/10.000 chuyển về thực địa, trong quá trình này có thể xảy ra sai sót. Còn quy trình xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trải qua rất nhiều giai đoạn, có cả hội đồng xét duyệt và danh sách cấp đất vẫn còn lưu. Vì vậy, UBND huyện Vân Canh cần phải rà soát, nếu phát hiện đối tượng được giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng quy định dự án 672 bắt buộc thu hồi”, ông Tùng cho hay.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nhiều bến xe 'bỏ thì thương, vương thì tội'

Tiền Giang Trong thời gian dài, bến xe thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) rất ít phương tiện ra vào đón khách, bốc dỡ hàng hóa, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.