| Hotline: 0983.970.780

Lấy sai mới để 'khắc phục' sai cũ?

Thứ Tư 31/01/2018 , 13:15 (GMT+7)

Ông Trần Văn Tân, ở thôn Quẵng, xã Tiên Lữ, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) cho biết: Năm 2007, ông được xã bán cho lô đất ven tỉnh lộ 305 và là 1 trong 20 hộ được phiếu rút thăm lô đất.

* Cả chục năm, dân không “sổ đỏ”

Ông Tân trúng rút thăm số 20. Nhưng đến khi bàn giao lô đất, thì chỉ có 19 phiếu có lô đất thực tế, còn ông thì không hiểu sao, lại không còn lô đất nào nữa.

14-21-20_img_0003
Lô đất của ông Tân

Thắc mắc với xã, ông được cán bộ xã “điều chỉnh” bằng cách giao cho ông lô đất số 2. Sở dĩ giao cho ông Tân lô đất này, vì trong lô còn có thửa đất (ruộng) mà chủ của nó không đồng ý và không nhận tiền đền bù đất. Có nghĩa là lô đất số 2 chưa giải phóng trọn vẹn mặt bằng.

Vì muốn sử dụng lô đất này, ông Tân phải “thỏa thuận” với chủ thửa đất (ruộng) nằm kẹt trong lô đất của ông. Tuy nhiên, do không thỏa thuận được, nên sau đó chủ thửa đất (ruộng) nhượng lại cho người khác.

Mặc dù vậy, UBND xã Tiên Lữ vẫn xác nhận việc mua bán này. Bởi thế, sự việc càng trở nên phức tạp. Đến lúc ông Tân có ý kiến, thì lô đất được “điều chỉnh” và do sự điều chỉnh, lô đất của ông Tân nằm ở phía sau (phía trong) nhưng lại kẹt giữa các lô đất khác nên đã không được ở mặt đường và không có lối đi (!)

Các hộ dân đăng ký mua đất của xã theo lô, đều được xác nhận địa chỉ lô đất, diện tích đất… Sau đó mỗi hộ nộp cho xã hai khoản tiền. Thứ nhất: Tiền cấp quyền sử dụng đất (gọi tắt là “sổ đỏ”) và tiền thuế trước bạ nhà đất. Thứ hai: Tiền bồi thường giải phóng mặt bằng khi được cấp đất làm nhà ở, theo Nghị quyết của HĐND xã. Khoản tiền thứ nhất trên dưới 30 triệu đồng, số tiền thứ hai, hơn 7 triệu đồng.

Theo quy trình, thì số tiền trên, UBND xã phải nộp vào kho bạc Nhà nước. Sau khi đã thực hiện việc này, UBND huyện mới tiến hành làm thủ tục cấp sổ đỏ cho dân. Thế nhưng hàng chục hộ (thậm chí hàng trăm hộ) đã làm đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, tức là đã nộp đủ tiền, nhưng hàng chục năm nay, dân chờ dài cổ, vẫn không nhận được “sổ đỏ”.

Ông Trần Bình Trọng, ở thôn Mới, xã Tiên Lữ, cho biết: Trong số 23 hộ được cấp đất (đã làm đầy đủ nghĩa vụ với xã) thì chỉ mới có 3 hộ được cấp “sổ đỏ”. Còn 20 hộ vẫn chưa thấy “tín hiệu” gì. Đất nộp tiền từ 2007, đến nay đã qua hơn chục năm. Và cũng chưa biết còn chờ bao nhiêu năm nữa?

Nhiều hộ muốn vay tiền ngân hàng để xây nhà, để chăn nuôi hoặc kinh doanh, nhưng vì không có “sổ đỏ” thế chấp, nên không vay được. Mà nếu vay của “tín dụng đen” với lãi suất “cắt cổ” thì không chịu nổi.

Chúng tôi được biết, không chỉ riêng những lô đất mà xã đã bán ở ven tỉnh lộ 305 như nói ở trên, mà còn rất nhiều lô đất ở các khu vực khác của xã. Những lô đất này, xã bán và dân đã nộp tiền đầy đủ, nhưng hàng chục năm nay, vẫn chưa được cấp “sổ đỏ”.

Có trường hợp xã yêu cầu dân giao bản gốc các phiếu thu tiền để làm thủ tục cấp “sổ đỏ”, chỉ giữ lại bản phôtô, hoặc bản công chứng. Nhưng từ khi nộp chứng từ gốc đến nay, đã qua nhiều năm, dân vẫn chưa nhận được “sổ đỏ”. Cũng không hiểu chờ đến bao giờ?

Tại buổi làm việc với PV, ông Đào Quang Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Lữ, cho biết: Thời điểm năm 2007, ông Đào Quang Thịnh, Kế toán trưởng của UBND xã, thu tiền của dân, nhưng không nộp vào kho bạc Nhà nước, với lý do “xây dựng cơ sở hạ tầng xã”. Bởi thế, chưa đủ thủ tục để UBND huyện cấp “sổ đỏ” cho dân.

Được biết việc làm này của xã, chưa được UBND huyện cho phép, mà chỉ là ý kiến của HĐND xã, sau đó Chủ tịch UBND xã thi hành. Do ông Đào Quang Thịnh đã chết, cái sai trên rơi vào bế tắc, đến nay chưa khắc phục được (?)

Thời điểm đó, Chủ tịch UBND xã là ông Đào Mạnh Cường, hiện ông Cường đương chức Chủ tịch UBND xã Tiên Lữ. Điều này có nghĩa ông Thịnh chỉ là người thi hành theo lệnh của Chủ tịch xã. Không thể đổ lỗi cho Kế toán trưởng được.

Khi PV hỏi: “Xã có cách gì để khắc phục hậu quả trên. Tức là khắc phục cái sai của người tiền nhiệm?”, ông Đào Quang Hà cho biết: “Xã sẽ lấy khoản tiền bán đất hiện nay, để tiến hành làm thủ tục cho dân”. Tức là hoàn thành thủ tục, để UBND huyện cấp “sổ đỏ”.

Thiết nghĩ, UBND xã Tiên Lữ định dùng cái sai mới, để khắc phục… cái sai cũ (?) Có lẽ, nên quy trách nhiệm cho người tiền nhiệm và có giải pháp hợp lý, khả thi hơn? Thậm chí phải kiểm tra xem số tiền thu của dân, đã sử dụng vào việc gì, hoặc đã vào túi ai?

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm