| Hotline: 0983.970.780

Lễ trao giải Cuộc thi 'Biến đổi khí hậu với cuộc sống' năm 2018

Thứ Hai 14/01/2019 , 17:08 (GMT+7)

Sau 1 năm phát động Cuộc thi (từ ngày 24/12/2017 – 30/11/2018), Ban tổ chức đã nhận được 487 tác phẩm. Trên cơ sở đó, Ban giám khảo đã lựa chọn Top 05 tác phẩm xuất sắc vào vòng chung kết...

Sáng 13/01/2019, tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung ương Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tạp chí Môi trường và Cuộc sống đã tổ chức trọng thể Lễ trao giải Cuộc thi “Biến đổi khí hậu với cuộc sống” – Chủ đề: Hạn hán và Xâm nhập mặn.

Ông Nguyễn Văn Toàn – Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống, Trưởng ban Tổ chức phát biểu tại Lễ trao giải

Sau thành công của cuộc thi "biến đổi khí hậu với cuộc sống" năm 2017, nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của thế hệ trẻ, cộng đồng về thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, qua đó có những hành động ứng xử đúng đắn về biến đổi khí hậu. Được sự quan tâm và đồng ý của lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung ương Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tạp chí Môi trường và Cuộc sống đã tổ chức Cuộc thi “Biến đổi khí hậu với Cuộc sống” – Chủ đề “Hạn hán và Xâm nhập mặn”, đối tượng dự thi là các sinh viên đang học tập tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp trên cả nước.

Theo đó, Ban tổ chức đã tổ chức chương trình Gala phát động Cuộc thi “Biến đổi khí hậu với cuộc sống” tại một số điểm trường nhằm kêu gọi lực lượng sinh viên tích cực tìm hiểu thể lệ cuộc thi và tham gia thực hiện tác phẩm dự thi.

Ông Hồ Ngọc Hải – Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phát biểu tại Lễ trao giải

Gala phát động Cuộc thi được tổ chức tại 05 điểm trường ở 05 tỉnh, thành phố từ Bắc – Trung – Nam như: Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên, trường Đại học Hải Phòng, Đại học Vinh, Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ.

Sau 1 năm phát động Cuộc thi (từ ngày 24/12/2017 – 30/11/2018), Ban tổ chức đã nhận được 487 tác phẩm gồm: Bài viết, video clip, video clip tiểu phẩm của tác giả. Trên cơ sở đó, Ban giám khảo đã lựa chọn Top 05 tác phẩm xuất sắc vào vòng chung kết Cuộc thi “Biến đổi khí hậu với Cuộc sống” năm 2018.

Tại Lễ trao giải, Ban tổ chức đã trao 3 giải tập thể, 1 giải cá nhân, 1 giải tác phẩm nhiều lượt bình chọn nhất.

Ông Hồ Ngọc Hải – Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, ông Nguyễn Văn Toàn – Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống trao giải Nhất tập thể

Theo đánh giá của Ban giám khảo, các tác phẩm dự thi đã bám sát chủ đề phù hợp với thể lệ cuộc thi, bài viết phân tích được tình hình hạn hán, biến đổi khí hậu hiện nay. Những giải pháp mà các tác phẩm năm nay đưa ra đã thể hiện sự quan tâm của thế hệ trẻ với vấn đề biến đổi khí hậu, từ đây cuộc chiến chống biến đổi khí hậu có thêm lực lượng trẻ.

Ông Hồ Ngọc Hải – Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho rằng: “Cuộc thi “Biến đổi khí hậu với Cuộc sống” là một sân chơi hữu ích nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của thế hệ trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên về thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, qua đó có những hành động ứng xử đúng đắn về biến đổi khí hậu bằng những sáng kiến, giải pháp, mô hình có tính ứng dụng cao”.

Ông Hồ Ngọc Hải – Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, ông Nguyễn Văn Toàn – Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống trao giấy khen cho Top 05 tác phẩm xuất sắc vào vòng chung kết Cuộc thi “Biến đổi khí hậu với cuộc sống”

Thay mặt Lãnh đạo Trung ương Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, ông Hồ Ngọc Hải đã cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường và sự phối hợp của các cơ quan trực thuộc Bộ, các Trường đại học, các thầy cô giáo, và các em sinh viên trong suốt thời gian qua.

Ông Nguyễn Hùng Thắng – Tổng thư ký tòa soạn, Tạp chí Môi trường và Cuộc sống trao giải tác phẩm được đọc nhiều nhất và giải thưởng clip được xem nhiều nhất
GS. TS Mai Trọng Nhuận – Nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Lai – Phó Chủ tịch Hội, kiêm Tổng thư ký Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam trao giải cho nhóm sinh viên đạt giải Nhì tập thể
Ông Trương Đức Trí – Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bà Phạm Thị Xuân – Chánh văn phòng Trung ương Hội nước sạch và Môi trường Việt Nam trao giải ba tập thể

Danh sách các tác phẩm đạt giải:

  1. Giải Nhất tập thể: MS 03 - Clip "Hướng đi nào cho người nông dân" - Nhóm Garden - Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
  2. Giải Nhì tập thể: MS 01 - Clip "Cóc kiện trời" - Nhóm: Văn K13 - Trường đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
  3. Giải Ba tập thể: MS 02 – Clip "Điềm báo" - Nhóm Group ES - Khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
  4. Giải khuyến khích cá nhân: Bài viết: Du lịch miền Tây trong mùa hạn hán, nước mặn - Nguyễn Thị Vân - Sinh viên năm 3, Khoa Du lịch và khách sạn, Trường đại học Kinh tế quốc dân
  5. Giải được bình chọn nhiều nhất: MS 03 - Clip "Hướng đi nào cho người nông dân" - Nhóm Garden - Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm