| Hotline: 0983.970.780

Lên Sơn La ngắm quả chanh màu tím, dân Trung Quốc thích thú vô cùng

Chủ Nhật 27/10/2019 , 10:17 (GMT+7)

Bên cạnh mận tam hoa, xoài Yên Châu và nhãn lồng, chanh leo (còn gọi là chanh dây) đang là trở thành cây trồng phổ biến ở Sơn La.

Vườn chanh leo sai trĩu quả ở thị trấn nông trường Mộc Châu (tỉnh Sơn La). Tính đến năm 2019, diện tích trồng chanh leo tại tỉnh Sơn La đã lên tới hàng nghìn héc ta, tại các huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Phù Yên, Thuận Châu, Quỳnh Nhai và Sông Mã, trong huyện Mộc Châu có diện tích lớn nhất. Chanh leo thuộc họ lạc tiên, khi trồng ở độ cao từ 600m đến 1.200m so với mực nước biển. Quả chanh leo cho hương vị thơm ngon đặc trưng.
Nhiều gia đình ở thị trấn nông trường Mộc Châu giàu lên nhờ trồng cây chanh leo. Những quả chanh leo khi chín có màu tím, chuyển từ vị chua sang vị ngọt. Bởi vậy, người dân Sơn La còn gọi chanh leo là chanh tím.
Sau khi về cơ sở đóng gói, chế biến, chanh leo được đưa vào máy để phân loại theo kích cỡ, mẫu mã, chất lượng. Từ năm 2017 – 2018, quả chanh leo loại 1 (đẹp nhất) được thương lái thu mua tại vườn có lúc lên tới 40.000 đồng/kg. Tuy nhiên, kể từ khi Trung QuốcTrước đây, sản phẩm chanh leo của tỉnh Sơn La được xuất khẩu chủ yếu theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc.
Những quả đẹp sẽ được đóng vào thùng xốp để xuất khẩu quả tươi qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Theo các thương lái, chanh leo là trái cây giàu vitamin, người dân Trung Quốc rất ưa thích sử dụng, do đó hàng có bao nhiêu cũng bán hết. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang siết chặt hoạt động xuất nhập khẩu theo đường tiểu ngạch, do đó việc xuất khẩu chanh leo gặp khó khăn. Giá chanh leo cũng giảm mạnh, chỉ còn 8.000 đồng/kg.
Quả có mẫu mã xấu, không bóng đẹp sẽ được đưa vào các nhà máy, cơ sở chiết xuất dịch, sau đó bán cho thương lái Trung Quốc.
Hiện nay, Công ty CP Nafood Tây Bắc đã đầu tư nhà máy chế biến chanh leo tại thị trấn nông trường Mộc Châu, đồng thời xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu, bao tiêu sản phẩm ổn định lâu dài cho bà con. Không chỉ cung cấp giống sạch bệnh, Công ty còn cử cán bộ kỹ thuật "cầm tay chỉ việc" để người dân áp dụng quy trình sản xuất chanh leo theo hướng VietGAP, GlobalGAP.
Để tháo gỡ khó khăn cho người sản xuất và doanh nghiệp chế biến, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết sẽ ưu tiên đàm phán để Trung Quốc mở cửa nhập khẩu chính ngạch những loại trái cây mà Việt Nam có dư lượng xuất khẩu cao trong đó có chanh leo, để nâng cao giá trị sản phẩm. (Trong ảnh: Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT thăm và làm việc tại nhà máy chế biến hoa quả xuất khẩu của Công ty Nafood Tây Bắc).
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cũng cho biết, trong thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ tăng cường mở cửa thị trường Trung Quốc bằng cách đàm phán để nước bạn cho phép xuất nhiều nhiều loại trái cây Việt Nam theo đường chính ngạch, nhất là quả chanh leo, sầu riêng,...

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Lợi nhuận quý I/2024 của DAP Vinachem tăng đột biến

Chi phí đầu vào một số nguyên liệu chính giảm, xuất khẩu thuận lợi giúp DAP Vinachem báo lãi đột biến quý I/2024.