| Hotline: 0983.970.780

Lên xã 135 đặc biệt khó khăn vùng cao biên giới quanh năm mây mù

Thứ Năm 03/01/2019 , 14:29 (GMT+7)

Y Tý là một xã vùng cao biên giới của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đây là xã 135 đặc biệt khó khăn nằm ở độ cao hơn 2000m so với mực nước biển. Các mùa trong năm, Y Tý có khí hậu mát mẻ, nhưng mùa đông thì đặc biệt khắc nghiệt với nền nhiệt độ tương đối thấp.

Với những người yêu thích khám phá, họ thường lựa chọn đến Y Tý vào khoảng từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau để săn mây. Từ tháng 5-6 là mùa nước đổ vào ruộng bậc thang; và vào  cuối tháng 7 cho đến gần cuối tháng 9 thì đến Y Tý ngắm lúa vàng.

Riêng dịp cuối năm, Y Tý là một trong những điểm có khả năng có tuyết rơi cùng với Sa Pa và Mẫu Sơn. Tuy nhiên, thời tiết khắc nghiệt cũng làm cho đời sống của người dân Y Tý gặp nhiều khó khăn. 

Nằm ở độ cao trên 2.000m, Y Tý có những khoảnh khắc ngập tràn trong mây trắng
Tuy nhiên để săn được mây, du khách còn phải may mắn vì thời tiết tại Y Tý luôn thay đổi
Gặp lúc trời quang, du khách được thỏa sức ngắm nhìn những mái trường, bản làng nằm ẩn hiện trong biển mây
Cùng với các địa danh Ngải Thầu, dốc A Lù, Lảo Thẩn... Choỏn Thèn cũng là nơi du khách tìm đến săn mây
Người Hà Nhì sống khá nhiều ở Y Tý. Không khí ẩm ướt phần lớn thời gian trong năm khiến đời sống người dân rất vất vả 
Không khí ẩm ướt là điều kiện để các loại rêu mốc phát triển 
 
Rặng đào tại đồn biên phòng Y Tý chìm trong sương mù

Những ngày đông giá rét, trẻ con Hà Nhì ở trong nhà trình tường và quây quần bên bếp lửa
Ngô là lương thực được người Hà Nhì treo trên gác bếp để dự trữ 
Theo người dân nơi đây, có năm trong nhiều tuần liền không nhìn thấy mặt trời ở Y Tý
Tuy nhiên, họ vẫn trụ vững để giữ từng tấc đất quê hương

 

Xem thêm
Tàu thuyền mắc cạn do luồng lạch bồi lắng

Tàu thuyền mắc cạn do luồng lạch bồi lắng. Nhiều diện tích cà phê ở Gia Lai bị cháy khô. Lục Yên khắc phục hậu quả dông lốc. Hợp tác xã ‘3 trong 1’, hiệu quả kinh tế cao.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Mẹo né mặn, tránh hạn ở 'rốn phèn' Hậu Giang

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, người dân và chính quyền địa phương vùng trũng phèn của tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.

Bắt hai nghi phạm giết người, tạo hiện trường giả sau 6 giờ gây án

Sơn La Công an Sơn La bắt khẩn cấp hai nghi phạm Lò Chính Lương (sinh 2009) và Hoàng Văn Tiến (sinh 2006) cùng trú tại xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn sau 6 giờ lẩn trốn, liên quan tới việc dùng dao và gậy sắt ra tay làm tử vong Lường Quốc Việt rồi tạo hiện trường giả.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm