| Hotline: 0983.970.780

“Li thân” để… trông cháu

Thứ Tư 11/04/2012 , 10:25 (GMT+7)

Có không ít vợ chồng già rơi vào cảnh "vợ chồng Ngâu" vì một trong hai người phải đi chăm cháu ở tỉnh khác. Nếu ông/hoặc bà không thông cảm cho bạn đời, dễ dẫn tới những chuyện không vui.

Có không ít vợ chồng già rơi vào cảnh "vợ chồng Ngâu" vì một trong hai người phải đi chăm cháu ở tỉnh khác. Nếu ông/hoặc bà không thông cảm cho bạn đời, dễ dẫn tới những chuyện không vui.

Thay ca

Về Tết được gần chục ngày, mới sang mùng 5, bà Liên đã tất tả thu xếp để cùng gia đình con trai cả về Điện Biên trông cháu. Nhìn cảnh ông bà bịn rịn, tíu tít, làm gì, đi đâu cũng có nhau, con cháu không khỏi chạnh lòng…

Ông bà Liên có hai con trai, con cả lên mãi Điện Biên làm việc, lấy vợ và định cư trên đó. Trai út ở cùng ông bà ở Hà Nội. Những ngày tháng tuổi trẻ, với lương công nhân, ông bà nai lưng ra làm lụng, nuôi dạy cho các con ăn học tử tế, có công ăn việc làm ổn định. Nói thực, họ chưa có thời gian chăm sóc cho bản thân và cho bạn đời của mình. Về hưu, chưa được nghỉ ngày nào, bà Liên lại sấp ngửa trông cháu cho vợ chồng con út. Khi cháu đầu đi trẻ, cũng là lúc cô dâu cả của ông bà ở Điện Biên sinh cháu.

Dù các con không bắt buộc, nhưng tự bản thân ông bà thấy mình không thể đứng ngoài cuộc. Ông bà bàn nhau “thay ca”, có nghĩa bà sẽ lên Điện Biên trông cháu vài tháng đầu, rồi tới lượt ông. Cũng may, là cháu trai nên ông có thể chăm nom cho cháu được.

Bà Liên tâm sự: “Nhà chỉ có hai cậu con trai, không thể ưu ái bên này, bỏ lơ bên kia. Kẻo chúng nó lại tỵ nhau”. Thế nên, dù đường xa vất vả, lại say xe vật vã, nhưng vợ chồng bà Liên vẫn đều đặn thay phiên nhau lên trông cháu. Ông thương bà, bà thương ông, nhưng chỉ gọi điện cho nhau dăm ba câu mỗi ngày. Chồng bà Liên ngậm ngùi: “Mỗi bận đi lại, bà ấy ốm lên ốm xuống mất gần tuần. Nhưng lúc nào cũng nói mình khỏe, mình gắng gượng được. Tội ghê. Nhưng khi tôi bảo để tôi đi cho – trông cháu tới 2 tuổi rồi về thì bà không chịu. Bà ấy tham việc, ngoài trông cháu còn tranh thủ lau dọn nhà cửa, cơm nước, đỡ đần con dâu. Còn tôi chỉ bế cháu, cho cháu đi chơi, bà ấy sợ con dâu vất vả”.

Cũng giống như tình cảnh của gia đình bà Liên, bà Hòa (Hà Nam) lên Hà Nội trông cháu ngoại. Một tháng, bà bắt xe khách về nhà thăm ông một lần. Ông Kính, chồng bà Hòa ở cùng vợ chồng con trai, con dâu nên bà cũng không phải lo lắng nhiều về chuyện ăn uống, sức khỏe của ông. Nhưng, tình già có nhiều khi rất khó nói. Dường như càng già, các cặp vợ chồng càng nặng nghĩa hơn, nên không tránh khỏi sự ngậm ngùi, thậm chí đôi khi ông “giận cá chém thớt” với các con hoặc quay sang giận dỗi bà. Sau khi cháu đi trẻ, các con khuyên bà về chăm ông. Lúc này, tâm trạng của hai ông bà mới thực sự thoải mái. Bà Hòa kể, có lần về thăm ông, tự nhiên tối đến đau bụng dữ dội mà không dám gọi ông, không dám sang nằm với ông (PV - ở quê , ông bà ngủ riêng từ lâu) vì sợ con dâu… cười. Mãi tới gần sáng, không chịu nổi bà mới gọi cho ông để sang xoa dầu giúp.

Ngậm ngùi cảnh “vợ chồng Ngâu” tuổi xế chiều

 Còn nhớ, năm 2010, tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, một cụ ông 74 tuổi một mực đòi ly hôn người vợ đã đầu gối tay ấp hơn 50 năm. Với lý do vợ ông mải mê đi chăm sóc cháu ngoại, không quan tâm chăm sóc ông. Mặc dù được các con hết lòng khuyên ngăn, Tòa án nhân dân huyện Mỹ Hào bác đơn xin ly hôn, nhưng ông vẫn kiên quyết gửi đơn lên tòa án nhân dân tỉnh.

Trường hợp trên chỉ là cá biệt, bởi đa số các ông bố bà mẹ đều sẵn sàng hy sinh những nhu cầu cá nhân để lo cho con, cháu. Dù vậy, mỗi người trong cuộc đều có nỗi niềm riêng. Chị Khánh Chi (Cầu Diễn, Hà Nội) cho biết, chị đẻ dầy, ba năm hai bé, do kinh tế chưa thực sự vững vàng, anh chị không thể thuê người giúp việc nên phải nhờ bà nội lên trông cháu. Căn nhà thuê chật chội hơn 20 m2 cả gác xép nhiều khi chỉ muốn bung ra. Chị Chi kể, mỗi lần hai vợ chồng gần gũi phải hết sức kìm nén, bởi chỉ một cái thở mạnh thôi cũng khiến bà tỉnh giấc. Nếu hôm nào chồng chị có chút men trong người, không kiềm chế được là kiểu gì sáng hôm sau chị cũng phải “đối mặt” với sự nặng nề, “hỏi không nói, gọi không thưa” của mẹ chồng.

Hiểu tâm lý của mẹ chồng, chị Chi hết lòng quan tâm, chăm sóc bà. Hễ cơ quan có đợt nghỉ từ 2 ngày trở lên là chị giục bà về thăm ông, hoặc thi thoảng gọi ông lên với bà. “Người già lạ lắm, chỉ cần nhìn thấy nhau, đấm lưng hoặc an ủi nhau vài câu là mọi chuyện khác hẳn”. Mình không mất tiền thuê người thì cố gắng chiều bà vậy, cố gắng vài năm con cái cứng cáp là để bà về với ông thôi”, chị tâm sự.

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, tình cảm vợ chồng tuy không thắm thiết, đam mê như tuổi trẻ nhưng lại sâu sắc, mang nặng nghĩa tình sau bao năm gắn bó, chia sẻ và thấu hiểu nhau. Do đó, người già thường dễ cảm thấy cô đơn, tủi thân, chạnh lòng, đặc biệt khi họ thấy vợ chồng con quá tình cảm, quấn quýt ngay trước mặt mình.

Chính vì vậy, các con cần tế nhị, quan tâm tới sức khỏe, tâm tư, gần gũi và chuyện trò, chia sẻ thường xuyên với bố/mẹ, thể hiện tôn kính, yêu thương. Nếu có thể, hãy tạo điều kiện tốt nhất cho các cụ được ở gần nhau, thường xuyên gặp nhau…

Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Mùi, giảng viên khoa tâm lý, Đại học sư phạm Hà Nội, trước cảnh bố mẹ già phải sống xa cách, con cái nên coi đó là một sự hy sinh lớn để tự cố gắng vì tương lai, biết trân trọng gia đình và ứng xử phải đạo với các cụ.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm