| Hotline: 0983.970.780

Libya: Chưa có chút ánh sáng nào cuối đường hầm

Thứ Bảy 27/04/2019 , 13:10 (GMT+7)

Tám năm sau cuộc binh biến ở Libya dẫn đến cái chết của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, một nhà nước hiện đại và dân chủ vẫn là giấc mơ xa vời với người dân ở quốc gia Bắc Phi này. Libya không thấy hòa bình, mà rơi từ cuộc khủng hoảng này qua cuộc khủng hoảng khác.

07-45-12_2
Bản đồ phân vùng quyền lực ở Libya

Ngày 17/2/2019 là tròn 8 năm chế độ Gaddafi sụp đổ nhưng không có lễ kỷ niệm nào đáng kể được tổ chức. Tuy nhiên, một số người tỏ ra không hối tiếc chế độ Gaddafi.
 

Một bãi chiến trường

“Tôi không cảm thấy tiếc nuối thời ông Gaddafi nắm quyền bởi những gì đang diễn ra ở Libya ngày nay là kết quả của 42 năm hủy hoại mang tính hệ thống”, Marwan Jalal, kỹ sư dầu mỏ 43 tuổi nói về hơn bốn thập kỷ ông Gaddafi điều hành đất nước, theo tường thuật của Gulf News. “Sớm hay muộn, Libya sẽ tìm thấy hòa bình nhưng hành trình này có vẻ dài”, ông Jalal nói.

Libya thời kỳ hậu Gaddafi vẫn là một bãi chiến trường, cả trên thực địa lẫn trên chính trường, giữa vô số các nhóm vũ trang và đảng phái chính trị hoạt động ngoài vòng luật pháp.

“Chính trị và quân sự gây chia rẽ ngày càng sâu sắc và các nỗ lực đưa các bên tới bàn đàm phán cho tới nay đều thất bại”, Claudia Gazzini, một nhà phân tích của Nhóm khủng hoảng quốc tế (International Crisis Group), một tổ chức phi chính phủ đa quốc gia, nói.

“Không có giải pháp nhanh chóng nào cho cuộc khủng hoảng nhiều tầng nhiều lớp ở Libya”, Gazzini nói.

“Bất cứ nỗ lực thống nhất nào cũng đòi hỏi một chiến lược tích hợp với thành tố mang tính chính trị, an ninh và kinh tế bổ sung lẫn nhau và cùng vì một mục tiêu chung”.

Sau cuộc binh biến năm 2011 và cụ thể là từ năm 2014, ở Libya tồn tại hai trung tâm quyền lực. Thứ nhất là Hội đồng Tổng thống (PC) ở thủ đô Tripoli từ tháng 3/2016. Hội đồng này do đương kim thủ Tướng Fayez al-Sarraj đứng đầu.

Trung tâm quyền lực thứ hai được hình thành ở miền Đông, tại các thành phố Tobruk và Bayda. Người đứng đầu chính phủ ở miền Đông là Abdullah al-Thinni, “đóng đô” ở thành phố Bayda. Chính quyền này liên kết với lực lượng quân sự của tướng Khalifa Haftar, người lãnh đạo Quân đội quốc gia Libya (LNA). Lực lượng này gồm ba binh chủng lục quân, hải quân và không quân. Trước khi tiến đánh thủ đô Tripoli, sự kiện vừa diễn ra, vài tháng trước, tướng Haftar đã phát động một đợt tiến quân xuống miền Nam mà theo lời ông này là nhằm triệt hạ “bọn khủng bố” và chiến binh nước ngoài.

07-45-12_1
Một nhóm chiến binh của LNA ở căn cứ địa Benghazi

Mới đây nhất, LNA tiến đánh Tripoli và vấp phái sự kháng cự của các lực lượng trung thành với chính phủ ở đây.

Cuộc tranh giành quyền lực giữa chính phủ được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn ở Tripoli và chính phủ được LNA chống lưng ở miền đông đã biến miền nam rộng lớn của Libya trở thành vùng đất không ai kiểm soát, rơi vào tình trạng vô chính phủ.

Những vùng biên giới giáp với Algeria, Niger, Chad và Sudan đã trở thành nơi trú ẩn lý tưởng cho các nhóm vũ trang và cực đoan, bao gồm các phiến quân người Chad.

Khu vực này còn diễn ra các cuộc đụng độ giữa cộng đồng thiểu số Tubu ở Libya và các bộ lạc Ả rập, đặc biệt về vấn đề kiểm soát các tuyến đường xuyên biên giới đầy lợi lộc từ hoạt động buôn lậu.

“Tuy nhiên, việc leo thang xung đột chưa diễn ra, một phần bởi vì những lực lượng chống Haftar ở phía Bắc đã kiềm chế không can dự vào cuộc chiến, nhưng nguy cơ những hành động bạo lực mang tính trả đũa vẫn còn đó và liên minh giữa các nhóm vũ trang địa phương có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào”, chuyên gia Gazzini nhận định.

07-45-12_3
Thủ tướng Fayez al-Sarraj

Các nhóm vũ trang ở Tripoli lên cán chiến dịch của Haftar là nhằm thâu tóm quyền lực, cho dù chính phủ ở Tripoli không công khai chống lại hoạt động của LNA tại miền Nam.
 

Hệ lụy từ sự hỗn loạn

Trước năm 2011, Libya là một quốc gia ổn định, có vai trò quan trọng đối với khu vực Bắc Phi và cả châu Âu.

Việc quốc gia này rơi vào hỗn loạn đã dẫn đến các nguy cơ về an ninh đối với khu vực, gây ra làn sóng di cư. Người chạy loạn cố vượt qua Địa Trung Hải để tới châu Âu.

Theo African News, ở thời ông Gaddafi, Libya là tập hợp của cả điều tốt lẫn điều xấu. Khắp châu Phi, đại tá Gaddafi, người lên nắm quyền năm 1969 sau một cuộc đảo chính, được xem là nhân vật “châu Phi chủ nghĩa”, đã đóng góp tiền bạc từ việc bán dầu mỏ giúp đỡ các quốc gia Nam Sahara.

Tuy nhiên, các nhà quan sát chính trị nói Libya lúc đó không thể được coi là một nền dân chủ. Tuy nhiên, cuộc binh biến với lá cờ “dân chủ” chỉ lật đổ chính quyền của ông Gaddafi, lấy đi mạng sống của ông, chứ chưa đem lại bất cứ cái gì gắn với dân chủ cả. Thay vào đó là khủng hoảng, bất ổn liên miên.

Khởi đầu của sự sụp đổ chính quyền Gaddafi là những cuộc đụng độ không cân sức về vũ khí giữa phiến quân và quân chính phủ. Rồi NATO nhảy vào. Quân của liên minh NATO đã đổ vào Libya từ ngày 19/3/2011, một phần nỗ lực lật đổ Gaddafi.

Máy bay và vũ khí NATO đã thiết lập một vùng cấm bay trên không phận Libya. Sau 7 tháng, thủ đô Tripoli rơi vào tay phiến quân, ông Gaddafi được cho là đã phải bỏ trốn.

Ông cùng một người con trai bị bắt và giết ngay tại thành phố quê hương Sirte.

Sau khi Libya bị chia thành nhiều khu vực quyền lực, tổ chức Nha nước Hồi giáo IS nhiều lần đánh chiếm Sirte và mãi gần đây mới bị đẩy lùi.

Cuộc can dự của NATO, trong đó có vai trò nổi bật của Pháp, diễn ra trong thời ông Nikolas Sarkozy làm tổng thống Pháp. Ông Gaddafi đã mất mạng cho dù gần đây có thông nói nhà lãnh đạo Libya đã hỗ trợ ông Sarkozy về tài chính.

African News nói chưa rõ động cơ lật đổ một “đồng minh” của ông Sarkozy là gì. Nhưng sáu năm sau, một Tổng thống Pháp khác là Emmanuel Macron muốn Paris đóng vai trò chủ chốt trong việc hàn gắn Libya. Hai đối thủ chính trong cuộc tranh giành quyền lực ở Libya đã gặp nhau ở Paris để hòa đàm hồi năm 2017.

Thủ tướng al-Serraj và tướng Haftar đã bắt tay nhau trước sự chứng kiến của ông Macron và ống kính của các phóng viên.

07-45-12_4
Tướng Haftar

Nhưng những gì đang diễn ra ở Libya đã biến cái bắt tay đó trở nên vô nghĩa, cũng như những nỗ lực của ông Macron.

(Kiến thức gia đình số 17)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm