| Hotline: 0983.970.780

Liên kết làm lúa Japonica ở ATK Định Hóa

Thứ Ba 20/07/2010 , 10:52 (GMT+7)

Định Hóa là huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên, năng suất lúa chưa cao, nhưng vì đất nông nghiệp nhiều nên bình quân lương thực đầu người đã đạt trên 600 kg, đảm bảo được an ninh lương thực...

Định Hóa là huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên, năng suất lúa chưa cao, năm 2009 mới đạt dưới 50 tạ/ha/vụ, nhưng vì đất nông nghiệp nhiều nên bình quân lương thực đầu người đã đạt trên 600 kg, đảm bảo được an ninh lương thực...

Giống lúa mới

Làm nông nghiệp đơn thuần thì tích lũy để làm giàu thật khó, nếu không sản xuất nông sản hàng hóa có giá trị cao. Các giống lúa trồng tại địa phương vẫn chủ yếu là Khang dân, giá bán thóc chỉ khoảng 5.000 đ/kg. Huyện Định Hóa đã có thương hiệu giống đặc sản Bao thai, giá bán đến 6.000 - 7.000 đ/kg thóc, nhưng năng suất thấp 35 – 40 tạ/ha (130 – 150 kg/sào), thời gian sinh trưởng lại dài, là giống cảm quang chỉ cấy được vụ mùa, thân cây yếu, bón quá phân như lúa thường gặp gió mùa đông bắc là bị đổ, năng suất không ổn định. Để nâng cao thu nhập trên 1 đơn vị diện tích, các nhà lãnh đạo địa phương và bà con nông dân trăn trở làm sao đưa giá trị canh tác hiện nay 40 triệu đ/ha/năm lên 75 – 85 triệu đ/ha.

Phải xác định được bộ giống phù hợp với địa phương, theo đó, huyện Định Hóa đã ký kết hợp đồng hợp tác với Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Viện Di truyền Nông nghiệp, khảo nghiệm giống lúa hạt tròn nguồn gốc Nhật Bản ĐS1 (Đặc sản 1) do Viện DTNN tuyển chọn. Qua 4 vụ khảo nghiệm hẹp đến vụ xuân 2010 tại xã Đồng Thịnh đã xây dựng mô hình 10,5 ha đạt năng suất bình quân 56 tạ/ha, có điểm đạt 70 tạ/ha (250 kg/sào), nếu giá bán 6.000 đ/kg thóc khô, 1 ha sẽ đạt 34 triệu đ/vụ. Tại Hội thảo, các nhà khoa học và doanh nghiệp đã nhận định, lúa ĐS1 qua 4 vụ khảo nghiệm tại địa phương tỏ ra rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, sinh thái, tiềm năng năng suất cao, giống này cứng cây, chịu phân, ít sâu bệnh, chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nếu thâm canh đúng (nhưng chi phí chưa bằng lúa lai), giống có thể đạt năng suất tới 70 - 85 tạ/ha tương đương lúa lai, có điều nếu để dân tự tiêu thụ gạo hạt tròn, thị trường chưa quen, giá cũng chỉ ngang gạo thường, không phát huy được giá trị.

4 nhà liên kết sản xuất 120 ha

Mới đây, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên và huyện Định Hóa đã tổ chức 1 đoàn đến tham quan Viện DTNN, để nghe tư vấn về giống, kỹ thuật thâm canh. Tiếp tục đến Cty Lân nung chảy Văn Điển, được Cty nhất trí cho cơ chế mua trả chậm loại phân bón Đa yếu tố chuyên dụng thâm canh lúa, có đầy đủ dinh dưỡng phù hợp cây lúa và chất đất, sử dụng đơn giản chỉ cần bón lót 25 kg/sào, bón thúc 12 kg/sào sau cấy 10 ngày. Tìm về Cty Chế biến gạo xuất khẩu An Đình tại Khu công nghiệp Phố Nối – Hưng Yên, tìm hiểu dây chuyền chế biến hiện đại gạo xuất khẩu của Nhật Bản, được Cty đề nghị ký hợp đồng sản xuất thử.

Sau 10 ngày triển khai, đã có 8 xã của Định Hóa đăng ký tham gia, xã nhiều nhất là Sơn Phú đăng ký 40 ha, trong Dự án sản xuất gạo xuất khẩu với quy mô 120 ha. Cty An Định ký hợp đồng với từng xã, ứng trước 100% giống, cam kết thu mua sản phẩm với giá 4.800 đ/kg thóc tươi tại đầu bờ (tương đương 6.000 đ/kg khô, cty tiền vào tài khoản của huyện để lấy niềm tin); Cty Lân Văn Điển ký hợp đồng cung ứng đủ phân bón chất lượng cao tới tận nơi; Viện Di truyền Nông nghiệp cử cán bộ phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng Cty An Đình, Lân Văn Điển về triển khai tập huấn cho bà con nông dân của 8 xã tham gia Dự án. Mô hình “4 nhà” liên kết sản xuất lúa hàng hóa chính thức ràng buộc nhau về kinh tế đã hình thành.

Dự kiến, nếu kết quả được như ý muốn, với thu hoạch 60 tạ thóc quy khô/ha, bà con nông dân chỉ cần giao thóc tươi tại đầu bờ, đỡ công phơi sấy bảo quản, lúa ĐS1 sẽ cho thu 36 triệu đ/ha, trừ toàn bộ chi phí (cả công) còn lãi 14 triệu đ/ha, cao gấp đôi thu nhập làm lúa thường. Với kết quả đạt được như vậy, vụ xuân năm sau huyện dự tính đưa diện tích lúa hàng hóa lên 1.000 ha, đây thực là giải pháp khoa học – kinh tế hiệu quả để có 2 vụ lúa đạt trên 70 triệu đ/ha/năm cho bà con nông dân vùng An toàn khu cách mạng.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất