| Hotline: 0983.970.780

Liên kết sản xuất dưa lưới trong nhà màng gắn với du lịch trải nghiệm

Chủ Nhật 01/09/2019 , 14:00 (GMT+7)

Được sự hỗ trợ của Sở KH-CN Hà Tĩnh, ông Lê Văn Bình đã thực hiện thành công mô hình "Ứng dụng các tiến bộ KH-CN sản xuất dưa lưới trong nhà màng theo chuỗi liên kết gắn với du lịch trải nghiệm" tại xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân.

Theo chân đoàn khách đến thăm khu sinh thái ở xã Xuân Mỹ, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên về cảnh sắc nơi đây bình yên, thơ mộng với hơn 100 ha có cả đồi núi, ao hồ… Càng ngạc nhiên hơn khi được biết nơi đây từng là một vùng đất trại Sét với đầy lau lách, giang nứa bủa vây, âm u, ít người đặt chân đến.

Ra đón đoàn khách là ông Lê Văn Bình, chủ trang trại. Vốn là một quân nhân, năm 1987, sau khi xuất ngũ trở về quê hương, ông Bình trăn trở với suy nghĩ sẽ làm gì để nuôi vợ nuôi con và thoát nghèo. Lúc bấy giờ, vùng đất trại Sét được giao cho Trung tâm Y tế huyện Nghi Xuân phát triển trại dược liệu nhưng bị bỏ hoang lâu năm, trong đầu ông lóe lên ý tưởng làm trang trại từ đó.

Với sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ đắc lực từ tỉnh, huyện thông qua các chính sách, trang trại của ông Bình phát triển mạnh, trở thành mô hình điểm không chỉ của huyện mà còn của tỉnh Hà Tĩnh, nhất là từ năm 2010, khi phong trào xây dựng NTM được phát động sâu rộng.

Năm 1993, ông làm đơn xin xã Xuân Mỹ 5 ha đất đào ao nuôi cá, sản xuất lúa và trồng cây ngắn ngày. Theo thời gian, vùng đất Sét dần hồi sinh, nuôi cá được cá, cấy lúa được lúa.

Năm 1998, ông Bình thuê thêm 60 ha đất lâm nghiệp để mở rộng quy mô trang trại theo mô hình vườn - ao - chuồng. Thời gian này, ông cùng vợ và ba người con trai “ăn rừng, ngủ rú”, đào đất trồng keo, mở rộng ao nuôi cá, cày bừa ruộng gieo cấy lúa..., lấy công làm lãi. Nỗ lực suốt nhiều năm bắt đầu được đền đáp bằng những món tiền lời hàng chục đến hàng trăm triệu đồng/năm.

Năm 2003, khi đã có chút vốn liếng trong tay, ông mạnh tay đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng hệ thống kênh mương, hồ chứa nước; xây dựng chuồng trại chăn nuôi dê, bò sinh sản, lợn nái, lợn thương phẩm...

Quy mô trang trại cứ thế mở rộng theo thời gian, từ đầu tư 1 tỷ, 2 tỷ, đến nay đạt hơn 10 tỷ đồng. Ngoài phát triển chăn nuôi lợn, trang trại đang sản xuất hiệu quả 5 ha nuôi trồng thủy sản; 100 ha cây lâm nghiệp, 1 ha cây ăn quả, nuôi 100 con bò sinh sản và thương phẩm, 1.000 con gia cầm/lứa...

 

Du khách tham quan vườn dưa.
Ông Lê Văn Bình bên vườn dưa lưới xanh mướt mắt.
Mỗi cây chỉ để 1 quả dưa.
Vườn dưa xanh mướt của ông Lê Văn Bình.
Khu sinh thái nông nghiệp nhìn từ trên cao.

Cũng chính từ trang trại đẹp như… bên Tây của ông Lê Văn Bình đã tạo nguồn cảm hứng để UBND huyện Nghi Xuân chỉ đạo ngành văn hóa nghiên cứu xây dựng tour, tuyến du lịch trải nghiệm làng quê NTM. Du khách được tìm hiểu nền văn hóa lúa nước mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng.

Sau hơn 3 tháng gieo trồng, đến nay, sản lượng thu hoạch tại 3 nhà màng đạt 7,5 tấn. Với giá bán sỉ 45.000 đồng/kg và bán lẻ 70.000 đồng/kg, mỗi vụ trồng dưa lưới trong nhà màng trên diện tích 2.000 m2 lãi khoảng 200 triệu đồng".

Cũng theo ông Bình, sản phẩm dưa lưới trong trang trại đã có tem truy xuất nguồn gốc, sản xuất theo quy trình VietGAP được người tiêu dùng đón nhận, được bán chủ yếu tại các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị trong và ngoài tỉnh.

Không chỉ đừng lại ở sản xuất nông nghiệp đơn thuần, năm 2017, ông lập hẳn dự án sản xuất rau củ quả công nghệ cao trên diện tích 1ha, tổng mức đầu tư khoảng 5 tỷ đồng. Quy mô giai đoạn 1 xây dựng trên 5.000m2 (trong đó 3.000m2 nhà lưới), kinh phí đầu tư hơn 2 tỷ đồng. Tiếp tục phát triển hệ thống nhà màng, đến nay trang trại ông Bình đã có 5.000m2 với 4 nhà màng thường xuyên hoạt động.

Năm 2019, được sự hỗ trợ của Sở KH-CN, ông Lê Văn Bình thực hiện mô hình sản xuất dưa lưới trong nhà màng. Ông Lê Văn Bình chia sẻ: Ở Hà Tĩnh có rất nhiều mô hình sản xuất dưa lưới thành công, học tập từ những thành công đó, lại được sự chỉ đạo tận tình của các cán bộ kỹ thuật, chúng tôi đã đầu tư, cải tiến các thiết bị sản xuất, cải tiến hệ thống tưới từ đầu vào của hệ thống nước, đầu tư thiết bị một bộ lọc để sản xuất. Hệ thống tưới cũng thay thế từ bộ phận châm phân, ống dẫn que cắm tưới nhỏ giọt theo thực tế loại phân bón đơn hay kép nhằm giảm tối đa ngày công lao động.

Dưa lưới tại mô hình được trồng trong các bầu chứa giá thể từ 100% xơ dừa xay nhỏ qua các bước xử lý chặt chẽ, kích thước 17 cm x 33 cm. Đồng thời chúng tôi nuôi ong thả vào vườn dưa thụ phấn cho dưa, làm giảm công lao động thụ phấn cho cây.

 

Giờ đây, khi đến trang trại của ông Bình, có nhà lưu trú, nghỉ dưỡng “mộc” ngay trong khuôn viên. Du khách có thời gian trải nghiệm cuộc sống thực tế sản xuất nông nghiệp của nông dân như đánh bắt cá, ném cổ vịt, bắt lươn trong chum, xay lúa, giã gạo theo phương thức truyền thống; chế biến, thưởng thức các sản phẩm vừa thu hoạch… đồng thời được ngắm vườn dưa lưới xanh mướt mắt, thưởng thức các món ăn, hoa củ quả… chế biến từ các thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có ngay tại trang trại.

 

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất