| Hotline: 0983.970.780

Liên minh sản xuất heo rừng

Thứ Tư 11/08/2010 , 14:11 (GMT+7)

Từ nguồn vốn Dự án cạnh tranh nông nghiệp của tỉnh Đăk Lăk, mới đây Liên minh phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm heo rừng Tây Nguyên đã được thành lập...

Từ nguồn vốn Dự án cạnh tranh nông nghiệp của tỉnh Đăk Lăk, mới đây Liên minh phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm heo rừng Tây Nguyên đã được thành lập tại huyện Ea Kar. Tham gia liên minh này người nuôi heo rừng không chỉ được hỗ trợ vốn đầu tư mà còn được ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

Nuôi heo rừng đơn giản, ít rủi ro, hiệu quả cao chính vì vậy trong những năm gần đây, phong trào nuôi heo rừng đã phát triển mạnh mẽ. Theo các hộ dân, để làm chuồng nuôi heo rừng cần lưới thép B40 cao khoảng 1,5m trở lên rào bao xung quanh khu vực nuôi dưới tán cây rừng hoặc tán cây vườn nhà. Nuôi heo rừng không cần làm chuồng trại kiên cố mà chỉ cần làm nhà lán tránh mưa. Bên cạnh đó thức ăn cho heo rừng rất đơn giản chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp, chuối cây, cỏ (chiếm khoảng 60 - 70% thành phần thức ăn) và một phần cám gạo, mỗi ngày hai bữa, trộn với rau lang, rau muống cho heo ăn tươi sống nên đầu tư rất thấp. Heo rừng vẫn tập tính sống bầy đàn, thích vận động ở không gian rộng, thích ủi đất. Tuy vẫn giữ những đặc tính hoang dã nhưng do đã được thuần hóa nên heo rừng thuần tính, có thể tiếp cận để chăm sóc, có sức đề kháng mạnh, ít bệnh tật. Heo nái khi sinh sản tự tìm ổ đẻ, không cần sự giúp đỡ của con người. Heo con sau khi ra đời nhanh chóng khỏe mạnh, chạy nhảy, được tách mẹ sau 1,5 - 2 tháng.

Trong những năm qua, Công ty TNHH N.N.H, đơn vị chuyên sản xuất giống heo rừng đã đẩy mạnh sự liên kết với các hộ chăn nuôi heo thông qua các tổ hợp tác để phát triển chăn nuôi heo rừng thịt trên địa bàn hai huyện EaKar và M’Drăk, từ đó phong trào nuôi heo rừng trên địa các địa phương nay đã phát triển mạnh mẽ, giúp nông dân vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, do thiếu vốn nên quy mô chăn nuôi còn nhỏ, kỹ thuật chăn nuôi của người nông dân còn hạn chế, để sản phẩm thịt heo rừng mang thương hiệu heo rừng Tây Nguyên có sức cạnh tranh trên thị trường, Liên minh phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm heo rừng Tây Nguyên được thành lập nhằm phát triển nghề nuôi bền vững, góp phần nâng cao đời sống của các nông hộ, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tham gia vào liên minh sản xuất phát triển và tiêu thụ heo rừng Tây Nguyên, gồm Cty TNHH N.N.H và nông dân. Theo đó người nuôi theo rừng sẽ được Dự án cạnh tranh nông nghiệp hỗ trợ 40% tổng giá trị đầu tư ban đầu từ tiền mua con giống đến vật tư xây dựng chuồng trại và tiền thức ăn, tuy nhiên mỗi hộ được hỗ trợ không quá 2.000USD. Anh Nguyễn Văn Hưng, Phó giám đốc Cty TNHH N.N.H cho biết: Do nguồn vốn của dự án cạnh tranh nông nghiệp có hạn nên chúng tôi sẽ chỉ chọn ra 90 hộ nông dân, trong đó có 26 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số để tham gia vào liên minh, bình quân mỗi hộ được hỗ trợ nuôi 8 con giống, tổng số tiền hỗ trợ là 180.000 USD, dự án triển khai trong 2 năm.

Không chỉ được hỗ trợ vốn đầu tư, người tham gia nuôi heo rừng theo dự án này còn được tập huấn và chuyển giao toàn bộ kỹ thuật chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi, các quy trình phòng bệnh và chăm sóc heo rừng. Ngoài ra đội ngũ kỹ thuật của Cty TNHH N.N.H còn giải quyết nhanh các vướng mắc gặp phải về kỹ thuật. Đặc biệt người nông dân còn được ký kết hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Điều kiện đặt ra là người nuôi không được sử dụng thức ăn có kháng sinh, hooc môn tăng trưởng và các sản phẩm giàu đạm. Khi heo đẻ phải báo cho Cty biết để theo dõi và dự báo sản phẩm. Nông dân không được lai tạo giống heo do Cty cung cấp với các giống heo khác. Heo giống mua từ Cty về nuôi chỉ được nuôi sinh sản heo thương phẩm, không được sản xuất giống...

Điều chúng tôi băn khoăn khi triển khai dự án này liệu Cty có đủ nguồn giống heo rừng bố mẹ cung cấp cho người chăn nuôi? Anh Nguyễn Ngọc Hiếu, Giám đốc Cty TNHH N.N.H cho biết: Hiện nay Cty TNHH N.N.H có 128 con heo giống ông bà, mỗi năm sản xuất khoảng 1.000 con giống bố mẹ, không những đảm bảo cung cấp giống cho người chăn nuôi trong liên minh mà còn cung cấp ra thị trường. Đến năm 2012, Cty sẽ phát triển lên 300 con giống ông bà, mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 2.500 – 3.000 con heo giống bố mẹ.  Về việc bao tiêu sản phẩm, GĐ Nguyễn Ngọc Hiếu cho hay: Khoảng 2 – 3 năm nữa Cty dự kiến mỗi năm thu mua khoảng 10.000 con heo rừng thương phẩm bán ra thị trường.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Thủ phủ cam Cao Phong tái canh để cứu cây đặc sản

Cao Phong, Hòa Bình từng là thủ phủ cam nổi tiếng của miền Bắc nhưng khi giá bán hạ, bệnh phát sinh khiến địa phương này phải tính đến bài toán tái canh.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.