| Hotline: 0983.970.780

Liên quan đến Đường "Nhuệ": Đề nghị hủy án sơ thẩm vụ công ty Lâm Quyết

Thứ Hai 11/05/2020 , 19:53 (GMT+7)

Đường Nhuệ khai việc cho người canh giữ công ty Lâm Quyết là để "bảo vệ" tài sản của công ty. Tuy nhiên, hành vi này lại không được chủ doanh nghiệp cho phép.

Quang cảnh phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: TTO.

Quang cảnh phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: TTO.

"Bảo vệ" chứ không cướp tài sản?

Sáng 11/5, tại Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình, Tòa án Nhân dân dân Cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án “Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản" đối với vợ chồng bị cáo Nguyễn Văn Lẫm và vợ là Phạm Thị Quyết, chủ Công ty TNHH Lâm Quyết.

Bị can Nguyễn Xuân Đường (tức Đường Nhuệ, SN 1971, trú tại số 366 đường Lê Quý Đôn, TP Thái Bình) – người đang bị khởi tố, tạm giam ở vụ án khác - được triệu tập đến tòa.

Tại phiên xét xử phúc thẩm, cả vợ chồng bị cáo cùng nhiều nhân chứng có mặt tại tòa đều khẳng định Nguyễn Xuân Đường là người huy động các đàn em đến chiếm đóng trụ sở Công ty Lâm Quyết từ ngày 3 đến 19/10/2017, dẫn tới việc nhiều tài sản và tài liệu giấy tờ chứng minh công nợ tại công ty bị thất lạc.

Liên quan các cáo buộc này, Đường "Nhuệ" thừa nhận nhiều lần có mặt tại trụ sở Công ty Lâm Quyết sau khi được vợ là Nguyễn Thị Dương thông báo việc vợ chồng ông Lẫm không còn có mặt tại công ty này.

"Gia đình tôi có cho vợ chồng ông Lẫm vay tiền, cụ thể chi tiết số tiền vay là bao nhiêu thì vợ tôi quản lý. Khi nghe thông tin vợ chồng ông ấy không còn ở công ty, tôi cùng với con nuôi đi đến để nghe ngóng thông tin. Khi đến đã thấy có hàng chục người có mặt ở đây, một số người còn huy động xe để định lấy đồ đạc đi thì tôi ngăn lại" - Đường "Nhuệ" cho hay.

Tại tòa, đại diện Viện KSND cấp cao tại Hà Nội hỏi Đường "Nhuệ" về việc tiếp cận trụ sở công ty với mục đích bảo vệ nhưng khi đến có báo cho công an, chính quyền địa phương hay không. Khi cho người ở lại để ngăn ngừa người khác lấy tài sản của công ty thì có đăng ký tạm trú với cơ quan chức năng? Có điện thoại cho vợ chồng ông Lẫm, bà Quyết và có được đồng ý hay không?

Nguyễn Xuân Đường cho biết khi đến có báo cáo với chính quyền địa phương nhưng không đăng ký tạm trú và có điện thoại cho ông Lẫm. Tuy nhiên, lại không được ông Lẫm đồng ý cho "bảo vệ".

Hủy toàn bộ bản án sơ thẩm

Theo đại diện Viện KSND, sau khi xem xét lời khai của các bị cáo, bị hại, nhân chứng và những người liên quan tại phiên tòa phúc thẩm ngày 11/5, Viện KSND cấp cao tại Hà Nội đề nghị HĐXX hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, trả hồ sơ vụ án vợ chồng chủ Công ty TNHH Lâm Quyết để điều tra lại nhằm làm rõ các mâu thuẫn trong vụ việc.

Nguyễn Xuân Đường trả lời tại tòa. Ảnh: TTO.

Nguyễn Xuân Đường trả lời tại tòa. Ảnh: TTO.

Tại tòa, HĐXX cũng đã cho các bị cáo Lẫm và Quyết đối chất trực tiếp với người bị hại là vợ chồng ông Đỗ Văn Tới. Hai bị cáo khăng khăng khẳng định đã hoàn trả khoản tiền 900 triệu đồng cho ông Tới. Tuy nhiên, giấy biên nhận để chứng minh đã bị mất sau khi Đường "Nhuệ" cho quân đến chiếm đóng bất hợp pháp trụ sở công ty.

Trong khi đó, ông Tới vẫn khẳng định mình vẫn chưa được trả tiền, và điều này có thể được chứng minh bằng 42 tin nhắn mà ông này đã nhắn cho bị cáo Lẫm và trên hợp đồng vay vốn. Tuy nhiên, điều này bị bị cáo Quyết phủ nhận vì các tin nhắn không nói rõ số tiền nợ và hợp đồng vay tiền đã hết hạn.

Trong phần tranh luận, đại diện Viện KSND cấp cao tại Hà Nội cho rằng quá trình điều tra và HĐXX phiên sơ thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm ngày hôm nay vẫn chưa thể làm rõ được các mâu thuẫn giữa các bị cáo và bị hại, nhiều nội dung về việc thế chấp xe, giấy tờ chiếc xe ôtô Toyota Camry chưa được thể hiện trong hồ sơ và tại phiên xét xử.

Đại diện Viện KSND cấp cao cho rằng tại phiên xử phúc thẩm, lời khai của Nguyễn Xuân Đường và các nhân chứng đã cho thấy Đường "Nhuệ" có hành vi xâm phạm trái phép Công ty TNHH Lâm Quyết. Đây cũng là cơ sở để vợ chồng ông Lẫm, bà Quyết kêu oan khi bị truy tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Đại diện Viện KSND cấp cao đề nghị HĐXX phúc thẩm cần hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra lại nhằm đảm bảo tính khách quan, chính xác.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm