| Hotline: 0983.970.780

Liên tiếp xảy ra các tai nạn hầm mỏ tại Thái Nguyên: 4 sinh mạng đền 240 triệu là xong

Thứ Tư 28/07/2010 , 10:16 (GMT+7)

NNVN đã dò tìm được những thông tin có thể mở ra trách nhiệm của lãnh đạo mỏ phốt phorít xã Phú Đô (huyện Phú Lương), thay vì đổ lỗi cho thiên tai.

* Nổ mìn khai thác cả trong khu vực phòng thủ quân sự

Hiện trường đá lở tại mỏ phôt pho rit Phú Đô

Cho đến nay, hiện trường vụ lở đá kinh hoàng đêm 29/6 làm 4 người chết tại mỏ phốt phorít xã Phú Đô (huyện Phú Lương) đã được dọn dẹp và thiêu đốt. Tuy nhiên NNVN đã dò tìm được những thông tin có thể mở ra trách nhiệm của lãnh đạo mỏ, thay vì đổ lỗi cho thiên tai.

 

Sau tai nạn thảm khốc đêm 29/6, HTX Công nghiệp Phú Đô đã âm thầm ôm tiền đến gia đình 4 nạn nhân bồi thường 240 triệu. Nhưng sinh mạng của con người không thể chỉ tính bằng tiền. Thậm chí, HTX đã tỏ ra "ăn năn hối cải" khi nhận lấy phần trách nhiệm “cỏn con” thuộc về mình: “Vụ việc do thiên tai gây ra và ngoài giờ SX. HTX chúng tôi tự kiểm điểm, nhận thấy có thiếu sót là chưa sát sao trong việc kiểm tra các tổ rút hết người ra khỏi khu vực an toàn hay chưa khi đã có lệnh ngừng SX”. Ông Vũ Thanh Hà- Chủ nhiệm HTX Công nghiệp Phú Đô còn khẳng định, đúng vào buổi sáng ngày 29/6, HTX đã có lệnh dừng SX, không hiểu sao lại có người ở lại trong những lán trại dùng để che máy móc, thiết bị.

Nhưng trái với sự biện minh của ông Chủ nhiệm HTX, giữa đống tro tàn của hiện trường vụ tai nạn, chúng tôi tìm thấy những dấu vết chứng tỏ công nhân mỏ vẫn thường xuyên ăn ở trong lán. Đó là nồi niêu, bát đĩa, tivi, đầu DVD để có thể ăn ở, sinh hoạt tại chỗ. Từng là công nhân của HTX và có nhà ngay cạnh mỏ, anh La Văn Cảnh và anh Trần Văn Xuân cùng khẳng định, những lán trại bị đá lăn qua chính là nơi ở của công nhân chứ không đơn thuần là lán che máy. 2 công nhân đều cho rằng, bất cứ lúc nào đá lở và lăn xuống như vừa qua thì cũng gây ra tai nạn, bởi lẽ trong lán lúc nào mà chẳng có người.

Cần phải nói thêm, người duy nhất may mắn thoát chết trong đêm xảy ra vụ tai nạn là tổ trưởng Nguyễn Bá Ngọ, phải là người rất hiểu và thực hiện nghiêm túc quy định về ATLĐ. Vậy mà ông Ngọ vẫn ở lại trong lán, thậm chí cho cả vợ con của công nhân vào khu vực SX để rồi họ phải bỏ mạng. Nên nhớ là khu vực mỏ phốtphorít Phú Đô đã từng có "tiền sử" về chuyện đá lăn. Theo người dân địa phương, đã có lần những tảng đá to lăn từ trên đỉnh núi xuống. Vì vậy, việc dựng lán trại ở lưng chừng núi là quá chủ quan, mạo hiểm và coi thường tính mạng người lao động. Hơn nữa, dựng lán trại trong công trường là vi phạm các quy định về ATLĐ, điều DN khai thác mỏ nào cũng phải biết mà tránh xa. 

HTX Công nghiệp Phú Đô được cấp phép khai thác mỏ trên diện tích hơn 8 ha từ tháng 3/2009. Diện tích trên nằm trong khu vực phòng thủ của tỉnh Thái Nguyên. Thượng tá Lê Đức Ân- Chỉ huy trưởng BCHQS huyện Phú Lương cho biết, việc HTX sử dụng mìn để khai thác quặng đã được Bộ CHQS tỉnh đồng ý và có công văn yêu cầu khống chế sử dụng lượng thuốc nổ. Theo đó, ông Nguyễn Văn Phong- Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn (Sở Công thương) cho biết, giới hạn mỗi lần nổ mìn là không quá 1kg thuốc nổ.

Những thông tin trên đã khiến ông Nguyễn Thanh Tuấn- Trưởng phòng Quản lý tài nguyên khoáng sản (Sở TN- MT) hết sức ngạc nhiên. Theo giấy phép khai thác mỏ cấp cho HTX Công nghiệp Phú Đô ngày 3/8/2009 thì “trong quá trình khai thác không được nổ mìn phá đá làm thay đổi địa hình”. Ông Tuấn còn đưa ra công văn số 220 ngày 3/4/2009 của Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên cũng với yêu cầu “Quá trình khai thác tận thu không được nổ mìn phá đá làm biến dạng địa hình”. Ông Tuấn khẳng định, việc thay đổi bất kỳ một nội dung nào trong giấy phép khai thác đều phải xin điều chỉnh. Vậy phải chăng chính các văn bản bất nhất của cơ quan chức năng đã tiếp tay cho HTX Công nghiệp Phú Đô gây hoạ?

Chưa hết theo ông Vũ Thanh Hà, Chủ nhiệm HTX Công nghiệp Phú Đô thì HTX được cấp phép nổ mìn từ tháng 6/2010. Vậy mà, anh La Văn Cảnh và anh Trần Văn Xuân (từng là những công nhân của HTX) lại kể, HTX đã dùng mìn phá đá, khai thác quặng từ lâu rồi. Anh La Văn Cảnh lắc đầu tỏ vẻ sợ hãi, mìn nổ suốt ngày, có lần đang trong hầm lò, mìn ở hầm khác nổ làm đất rơi đầy đầu.

Bỏ rơi quyền lợi người lao động

Trường hợp 2 công nhân tử nạn không được ký HĐLĐ lãnh đạo HTX lý giải là họ mới vào làm được vài ngày nên chưa kịp ký. Trên thực tế, anh Hoàng Sỹ Lâm (em trai của nạn nhân Hoàng Thanh Sơn) xác nhận, anh mình đã vào làm việc tại mỏ được 3 tháng. Theo bản danh sách công nhân được tập huấn ATLĐ (lập từ tháng 12/2009 do HTX cung cấp), chúng tôi tìm đến địa chỉ của gia đình anh Trương Mạnh Hải (xã Cù Vân, huyện Đại Từ). Anh Hải cho biết, xã Cù Vân có 9 người từng là công nhân của HTX. Tuy nhiên, đến nay tất cả đều đã nghỉ việc. Lý do nghỉ việc là làm việc quá nguy hiểm, chênh vênh trên lưng chừng núi mà mức lương lại quá thấp nên phải ù té chạy.

Cho đến nay, đại diện các Sở TN- MT, Công thương Thái Nguyên vẫn khẳng định, tai nạn làm thiệt mạng người lao động nên cơ quan chủ trì xác minh sự việc phải là Sở LĐ- TB, XH. Ngược lại, thanh tra Sở LĐ- TB, XH lại khẳng định, tai nạn nằm ngoài thời điểm SX nên không thuộc phạm vi thanh tra của họ. Gia đình các nạn nhân xấu số chỉ còn biết ngồi nhìn các Sở chuyền bóng cho nhau.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm