| Hotline: 0983.970.780

Liệu có giải pháp nào khác ngoài nhận chìm 1 triệu m3 bùn, cát thải?

Thứ Năm 27/07/2017 , 13:15 (GMT+7)

Vấn đề đang rất "nóng", làm đau đầu cả nhà quản lý và khoa học là việc xử lý gần 1 triệu m3 bùn, cát sau nạo vét hiện nay sẽ như thế nào để không làm ảnh hưởng đến môi trường và nghề nuôi tôm ở đây?

15-25-33_h1jpg
Nhiệt điện Vĩnh Tân đang gây ra nhiều ý kiến tranh cãi về tác động ảnh hưởng môi trường trên cạn lẫn đáy biển khi "nhận chìm" bùn, cát.

Rõ ràng, nếu "nhận chìm" vào biển thì dư luận hiện đang rất không đồng tình, còn "nhốt" lại để xây kè, bờ bao cho các vùng ven biển sạt lở thì chi phí rất cao, không nằm trong phương án "xử lý chất thải" của doanh nghiệp.
 

Không thể không thực hiện

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Bình Thuận hiện có 5 nhà máy nhiệt điện cùng nằm trên địa bàn xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong mà mỗi năm cần sử dụng 20 triệu tấn than làm nhiên liệu đốt. Theo thiết kế, để tiếp nhận khối lượng than lớn như vậy, Trung tâm nhiệt điện này phải nạo vét khoảng trên 3 triệu tấn cát, bùn để tạo luồng lạch "thông thoáng" cho các tàu lớn chở than vào cảng. Chính vì vậy, việc xử lý bùn, cát sau nạo vét (nói nôm na chất thải) hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. Nếu không có phương án xử lý sớm nhất, tốt nhất, mà không ảnh hưởng đến môi trường cũng như chất lượng cuộc sống của người dân chung quanh khu vực, thì một số nhà máy của trung tâm nhiệt điện được cho là lớn nhất nước sẽ không thể vận hành vào cuối năm 2017 như kế hoạch đã đề ra.

Theo quy hoạch điện VII đã được Chính phủ phê duyệt, với 5 nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân có tổng công suất 6.200 MW tại Bình Thuận, khi đi vào vận hành sẽ đóng vai trò chủ đạo trong cung ứng điện cho miền Nam. Nếu không có phương án xử lý chất nạo vét bến cảng để vận chuyển nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện trên hoạt động thì việc cấp điện cho các tỉnh phía Nam sẽ rất khó thực hiện đúng lộ trình.

Trong khi đó, theo Hiệp hội tôm Bình Thuận, các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân lại nằm giữa 2 khu sản xuất tôm giống tập trung ở xã Vĩnh Tân, chỉ cách các đường ống lấy nước phục vụ sản xuất tôm giống không quá 1 km, nên chưa biết điều gì sẽ xảy ra nếu như việc ô nhiễm môi trường biển do nhà máy nhiệt điện "nhận chìm" bùn, cát thải mang lại.

Trong đó, dư luận đang tập trung chú ý đến Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1, được đầu tư theo hình thức BOT giữa Cty TNHH Điện lực quốc tế Trung Quốc góp 95% vốn; 5% còn lại của TCty Điện lực Vinacomin (Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam). Chủ tịch Hội đồng thành viên là ông Zhang Tanzhi, cũng là người đứng tên đề nghị cấp phép "nhận chìm" gần 1 triệu m3 bùn, cát vào vùng biển xã Vĩnh Tân, cách Khu bảo tồn biển Hòn Cau 8 km, được Bộ TN-MT cấp Giấy phép ngày 23/6/2017.

15-25-33_h2jpg
Khu bảo tồn Hòn Cau chỉ cách khu vực "nhận chìm" 8 km

Đặc biệt, trong khi việc "nhận chìm" này chưa biết thực hiện bằng phương án nào, còn rất nhiều ý kiến tranh cãi, gần đây, Nhà máy điện Vĩnh Tân 4 cũng xin xử lý "nhận chìm" 2,4 triệu m3 chất nạo vét bến để cho tàu than 100 ngàn tấn cập cảng. Bởi theo Cty này, nếu không xử lý kịp thì Nhà máy không kịp vận hành thương mại vào cuối năm nay như kế hoạch đề ra.
 

Không nhất thiết phải 'nhận chìm'

Sau khi Bộ TN-MT cấp giấy phép "nhận chìm" cho Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1, do dư luận rất không đồng tình nên các nhà lãnh đạo tỉnh Bình Thuận buộc phải "cân nhắc, thận trọng" hơn. Cụ thể, ngày 14/7, Tỉnh ủy Bình Thuận đã có văn bản gửi Ban Bí thư đề nghị chỉ đạo các bộ, ngành lên quan xem xét kết quả sao cho thật toàn diện, khách quan, khoa học và có tính thuyết phục trước khi thực hiện việc "nhận chìm".

Văn bản nêu, hiện có một số ý kiến rất khác nhau và có những ý kiến trái chiều, có những thông tin khác với những thông tin đã được đề cập trong dự án đề nghị cấp phép "nhận chìm" cũng như trong một phần giấy phép "nhận chìm".  

15-25-33_h3jpg
Nhiệt điện Vĩnh Tân do doanh nghiệp Trung Quốc góp vốn 95%, Chủ tịch Hội đồng thành viên là ông Zhang Tanzhi

Ngày 26/7, trao đổi với PV NNVN, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận cởi mở cho biết, lãnh đạo tỉnh rất cầu thị và lắng nghe, đang đề nghị các cơ quan chức năng ở Trung ương phải tiến hành khảo sát, thẩm định, thẩm tra, xem kết quả cụ thể lại như thế nào. Mục đích nhằm đảm bảo làm sao tất cả những vấn đề đã được thể hiện trong dự án cấp phép "nhận chìm" cũng như nội dung đã đề cập trong giấy phép "nhận chìm" của Bộ TN-MT là phản ánh hoàn toàn đúng thực tế.

"Hiện chúng tôi đã đề xuất xử lý các vật chất nạo vét bằng nhiều cách, không nhất thiết phải là nhận chìm. Chẳng hạn, vật chất nạo vét này có thể dùng làm vật liệu để xây kè, bơm vào các kè chống xói lở bờ biển tại một số điểm bị xâm thực ở huyện Tuy Phong. Theo các ngành chức năng, việc này sẽ ít tác động đến môi trường nhất, bởi vì vật chất được bơm lên sau đó đắp vào các vị trí xói lở bờ có kè bê tông cốt thép chắn đỡ sẽ không ảnh hưởng môi trường xung quanh. Tuy nhiên, cũng cần phải đánh giá tác động môi trường trước khi thực hiện", ông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.

"Vùng biển Bình Thuận giống như bị đưa ra làm thí nghiệm, cứ nhấn chìm rồi khi có sự cố thì bảo dừng, vậy sao gọi là phòng chống ô nhiễm được? Rừng vàng, biển bạc, phải có kế hoạch duy trì, bảo quản bền vững chứ không thể thí nghiệm được!” (Ông Nguyễn Toàn Thiện, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận).

Đánh giá toàn diện tác động môi trường

Theo đó, Phó Thủ tướng giao Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan khoa học chuyên ngành (trường hợp cần thiết, có thể mời các chuyên gia, tổ chức tư vấn nước ngoài tham gia) khẩn trương xem xét, đánh giá toàn diện tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường trong việc nhận chìm vật, chất nạo vét từ vũng quay tàu, khu nước trước bến cảng chuyên dùng của Cty TNHH Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 tại vùng biển xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận (bao gồm cả việc rà soát lại các nội dung liên quan của Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Dự án nhận chìm ở biển đã được Bộ TN-MT phê duyệt, chấp thuận), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất.

Trước đó, ngày 23/6/2017, Bộ TN-MT đã cấp Giấy phép cho phép Cty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 được nhận chìm vật liệu nạo vét từ vũng quay tàu, khu nước trước bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1, thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong (Bình Thuận).

Khu vực biển được cấp phép đổ bùn nằm gần Khu bảo tồn biển Hòn Cau thuộc huyện Tuy Phong, là một trong 16 khu bảo tồn biển của cả nước.

Thiện Nhân

 

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm