| Hotline: 0983.970.780

Linh đình hội Cầu Ngư Thuận An

Thứ Hai 14/02/2011 , 15:24 (GMT+7)

Những ngày đầu xuân Tân Mão, về làng biển Thai Dương (thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế) rợp cờ phướn, đèn lồng.

Những ngày đầu xuân Tân Mão, về làng biển Thai Dương (thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế) rợp cờ phướn, đèn lồng.

Với cái địa thế tọa lạc trên vùng đất xung yếu, có tính chiến lược về mặt biển của thủ phủ xứ Đàng Trong và kinh đô Huế, từ bao đời nay, người dân làng chài Thuận An vẫn lưu giữ cho mình nét văn hóa, sinh hoạt gắn với miền biển. Tất cả được hội tụ trong Lễ hội Cầu Ngư được tổ chức 3 năm một lần vào các ngày 10 - 12 tháng Giêng Âm lịch.

Làng chài Thuận An trải dài theo bờ biển Đông, trước mặt là phá Tam Giang, sau lưng là biển Đông, nên ngư nghiệp, từ bao đời vẫn là sinh kế của người dân vùng đất này. Cũng chính bởi cuộc sống gắn liền với biển cả, con sóng bấp bênh, qua nhiều thế hệ người dân làng chài Thuận An đã hình thành nên bên cạnh những cung cách, kinh nghiệm ứng xử với môi trường sống, những điều kiêng kỵ, công cụ đánh bắt, hay phương thức khai thác thủy sản phù hợp với điều kiện địa hình… người dân làng chài còn có cuộc sống tín ngưỡng phong phú với các lễ trình nghề, ăn tết cả, lễ cúng bến nước, lễ tang cá ngài….

Lễ hội Cầu Ngư là một loại hình hình văn hoá truyền thống gắn liền với sinh hoạt nghề nghiệp của cộng đồng cư dân ven biển miền Trung. Cứ “tam niên đáo lệ” (3 năm một lần) người dân địa phương Thuận An đều tổ chức Lễ hội truyền thống cầu ngư để tỏ lòng nhớ ơn vị khai canh làng là Trương Triều, được người dân gọi một cách kính cẩn là Trương Quý Công - đã giúp người dân làng biết nghề đánh cá và buôn bán ven biển để cầu mưa thuận gió hòa, mọi người mọi nhà làm ăn phát đạt.  

Khai mạc lễ hội được tiến hành vào lúc 0h00, mở đầu là Lễ cầu an; tiếp đến là Lễ tưởng niệm, múa hát truyền thống cầu ngư, khởi lệnh làm trò trên bờ dưới nước, xuất quân đánh cá vụ nam, đua thuyền trên phá Tam Giang. Trong đó, hình thức diễn trò của làng Thai Dương - thị trấn Thuận An là một trong những nghi lễ cổ truyền của dân tộc, thể hiện ý thức uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo. “Điểm nhấn” của ngày hội là Lễ Cầu Ngư chính thức bắt đầu vào rạng sáng ngày 12 tháng Giêng, sau phần lễ dân làng biễu các trò bủa lưới trên cạn, mọi sinh hoạt đánh bắt thủy hải sản đều được người dân chuẩn bị giống như đánh bắt thật.

Từ sáng sớm, trẻ con trong làng được phân công đến trước sân đình để làm “người cá” tượng trưng cho sản vật đánh bắt được. Trong khi đó, trên sân đình các bô lão được phục trang giống như những ngư dân thực thụ đang đánh bắt cá thật trên biển với đầy đủ ngư lưới cụ. Một bô lão bước ra sân đình, giơ tay cao tung nắm tiền lẻ vung ra giữa sân để trẻ em đua nhau lượm. Trong lúc đàn cá đang say mồi những người dân chài tung lưới bắt những con cá đầu năm. Mỗi em nhỏ sa lưới, sẽ được các lão ngư bỏ vào trong thúng, mang xuống phá Tam Giang chao nước cho ướt sũng rồi mang lên cúng làng. Người nào đánh bắt được con cá lớn và mang lên cúng làng trước sẽ được lĩnh thưởng. Tiếp sau trò đánh cá trên cạn là lễ xuất quân đánh bắt hải sản đầu tiên của năm (rộ đầu). Lễ hội Cầu Ngư được kết thúc bằng việc đua thuyền trên phá Tam Giang, thể hiện niềm tin, sức mạnh của ngưu dân ra khơi trong mùa vụ bước vào năm mới.

Ông Thôn Thất Ninh - Trưởng ban tổ chức Lễ hội cho biết, so với mọi năm, Lễ hội Cầu Ngư Thuận An năm nay được tổ chức hoành tráng, linh đình hơn. Ngoài 15.000 người dân địa phương còn có hàng nghìn du khách thập phương gần xa và Kiều bào ở nước ngoài. Mặc dù đã qua bao biến chuyển của thời gian, dân làng chài Thuận An vẫn giữ được lễ hội truyền thống tốt này, để đến ngày hôm nay, lễ hội cầu ngư vẫn được duy trì và phát triển. Đó là một niềm vinh dự của dân làng chài khi được đóng góp phần mình vào ngày lễ.

Dưới đây là một số hình ảnh do PV NNVN ghi lại: 

Rước thuyền ra khơi

Thuyền ra khơi đánh cá đầu năm

Lế Cung nghinh ngài Trương Quý Công của người dân làng chài Thuận An

Các lão nông với biểu tượng của ngư nghiệp trong lễ cung nghinh Ngài Trương Quý Công

Tung lưới vây cá trong Lễ hội Cầu Ngư

Các lão ngư vung tiền lẻ cho đàn cá say mồi rồi đánh bắt trong Lễ hội Cầu Ngư Thuận An

Cá đã dính lưới

Kéo cá trong Lễ Cầu Ngư

Dân làng chài Thuận An gánh cá đi bán trong ngày hội

Các ghe thuyền xuất phát tranh tài trong Lễ hội đua thuyền đầu năm

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm