| Hotline: 0983.970.780

Lĩnh Nam chích quái qua tranh minh họa

Thứ Tư 27/09/2017 , 13:30 (GMT+7)

TS Nguyễn Tô Lan (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) đánh giá: Lĩnh Nam chích quái - NXB Kim Đồng 2017 là một dạng art-book, không phải là tranh minh hoạ.

“Có thể nói ở mỗi bức tranh đều thấy một sự giàu có về hàm lượng tri thức lịch sử và văn hoá. Mỗi bức tranh cần được “đọc” chứ không chỉ để được “xem”, bà Nguyễn Tô Lan khẳng định.

22047547-779751828877813-273871164-o171216696
Ảnh: Quang Bình

"Lĩnh Nam chích quái" vốn là một tác phẩm văn học tập hợp các truyện dân gian tương truyền do danh sĩ Trần Thế Pháp sưu tầm và biên soạn. Đến thời Lê, hai bậc trí giả là Vũ Quỳnh và Kiều Phú tập hợp ghi chép lại và san cải. Sau này, nhiều thế hệ học giả tiếp tục gia công vào.

Trong "Lĩnh Nam chích quái", bên cạnh những truyền thuyết ở thời cổ đại kể về sự hình thành giống nòi như họ Hồng Bàng, Hồ tinh, Ngư tinh và Mộc tinh, hay sự tích về Phù Đổng Thiên Vương, thánh Tản Viên, Chử Đồng Tử, Lý Ông Trọng, Man nương, Từ Đạo Hạnh… - là những nhân vật mà sau này được nhắc đến trong các sách sử thời trung đại; còn có những câu chuyện gắn liền với sự ra đời của những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc như chàng Lang Liêu với bánh chưng bánh giầy, tục ăn trầu…

Tất cả các câu chuyện trong "Lĩnh Nam chích quái" đều được bao phủ lên mình một màn sương kỳ ảo của những phép thần thong huyền bí. Song chính những câu chuyện huyền thoại này đã hun đúc từ lâu trog tâm thức người Việt Nam truyền thống yêu nước và các phong tục tốt đẹp hàng nghìn năm qua.

Đến thế kỷ XV, khi biên soạn "Đại Việt sử ký toàn thư", bộ quốc sử nổi danh ra đời năm 1479, nhà sử học Ngô Sĩ Liên ngoài việc tiếp thu thông tin từ các bộ sử đã được biên soạn từ trước như "Đại Việt sử ký" của Lê Văn Hưu thời Lý, cũng đã sử dụng nguồn tư liệu dã sử được ghi chép lại trong "Lĩnh Nam chích quái" và "Việt điện u linh tập".

Ngô Sĩ Liên biết chắc chắn đây là những câu chuyện truyền thuyết và cổ tích truyền tụng trong dân gian có nhiều tính huyền ảo song ông vẫn đưa vào trong bộ sử của mình như một nguồn sử liệu chính thống. Tất nhiên, khi Ngô Sĩ Liên cho ra đời "Đại Việt sử ký toàn thư", những dã sử, huyền thoại hay truyền thuyết trong "Lĩnh Nam chích quái"  được sử dụng lần đầu tiên với vai trò tư liệu để tạo lập nên một bộ biên niên sử, được nói rõ là nhiều yếu tố hoang đường và để ở phần ngoại kỷ, chứ không phải phần bản kỷ.

Sang đến triều Nguyễn, khi Quốc sử quán cho ra đời Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Và đến tận đầu thế kỷ XX, khi Trần Trọng Kim cho ra đời bộ sử hiện đại đầu tiên mang tên "Việt Nam sử lược", những huyền sử trong "Lĩnh Nam chích quái"  vẫn giữ vị trí chủ chốt trong việc xác định nguồn gốc khởi nguyên của dân tộc Việt Nam cũng như quá trình hình thành đất nước giai đoạn khởi thủy.

Năm 1960, hai nhà nghiên cứu văn học Đinh Gia Khánh và Nguyễn Ngọc San đã dịch "Lĩnh Nam chích quái" từ văn bản Hán văn ra chữ Quốc ngữ.

Tới Tạ Huy Long đã từ văn bản Quốc ngữ nói trên để tạo ra một ấn bản mới bằng tranh. TS Nguyễn Tô Lan cho rằng: “Phải có những tác phẩm có giá trị văn học cao như Lĩnh Nam chích quái mới có Tạ Huy Long, và phải đến Tạ Huy Long thì "Lĩnh Nam chích quái" mới có sinh mệnh mới. Từ góc độ này, ngoài lựa chọn của hoạ sĩ có thể thấy “con mắt tinh đời” của nhà xuất bản”.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

HLV Hoàng Anh Tuấn: U23 Việt Nam sẽ thể hiện bộ mặt khác ở tứ kết

Phát biểu tại cuộc họp báo sau trận đấu với U23 Uzbekistan, HLV trưởng Hoàng Anh Tuấn thừa nhận sự vượt trội của đội bạn so với U23 Việt Nam.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất