| Hotline: 0983.970.780

Linh thiêng lễ cúng rừng

Thứ Tư 13/03/2019 , 13:15 (GMT+7)

Khu rừng nguyên sinh Nà Hẩu có diện tích hơn 16.950 ha, đây là hai khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất tỉnh Yên Bái. Hàng năm vào ngày cuối cùng của tháng 1 âm lịch, người dân Nà Hẩu tổ chức lễ cúng rừng với tấm lòng thành kính thiêng liêng để tỏ lòng biết ơn rừng…

1125038270
Rừng Nà Hẩu

Lễ hội Tết rừng, hay còn gọi là lễ cúng rừng của người dân xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, đã trở thành ngày hội truyền thống từ nhiều năm nay. Lễ hội diễn ra vào ngày cuối tháng 1 âm lịch, sau đó là 3 ngày cấm rừng, không một ai được bước chân vào rừng để chặt cây cối, mọi người đều nghỉ việc mặc những bộ quần áo mới đi chơi Tết, các thôn đều tổ chức vui chơi: Thi múa khèn, ném pao, bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co…

Ngôi nhà homestay của gia đình anh Tráng A Nhà dưới chân dốc Ba Khuy có 7 phòng nghỉ khách đặt từ mấy hôm trước. Anh bảo tôi: Tối nay khách đến đông thì phải trải chiếu ra sàn nhà cho mọi người nghỉ. Tết rừng năm nào khách cũng đến nhiều, họ đi chơi Tết xem người Mông mình cúng rừng như thế nào…

Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu được thành lập tháng 10/2006 với diện tích quy hoạch 43.848 ha, trong đó diện tích rừng 16.950 ha, diện tích còn lại là vùng đệm. Xã Nà Hẩu quản lý 4.700 ha, đây là vùng lõi, linh hồn của khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu. Rừng già bao bọc quanh các thôn bản, buổi sáng mây vấn vít trên các đỉnh núi, bước chân ra khỏi nhà là chạm rừng.

2125038450
Văn nghệ chào mừng Tết cúng rừng

Còn nhớ, tháng 8/2005 tôi theo chiếc xe Uoat của huyện đội Văn Yên vào Nà Hẩu. Con đường mới mở, đất nhão như ruộng bừa chỉ có xe Uoat mới vào được. Nà Hẩu vốn là vùng rừng nguyên sinh nằm lọt giữa bốn bề núi cao không mấy người đặt chân tới.

Người dân ở đây kể rằng: Cách nay đã lâu lắm rồi một số hộ người Thái không biết lưu lạc từ đâu tới khai hoang ruộng nước, đất ở đây tốt lắm chỉ cần cắm cây mạ xuống chả phải bón phân làm cỏ cứ chờ đến mùa là được thu hoạch. Nhưng một căn bệnh kỳ lạ khiến cho những người dân sống ở nơi giữa rừng này chết dần chết mòn, đấy là những đốt tay, đốt chân của nhiều người cứ tứa máu rồi rụng dần, họ sợ quá bồng bế nhau đi biệt tăm. Nà Hẩu- nghĩa là ruộng hủi, bản hủi từ đó mà thành tên.

Nà Hẩu trở thành ốc đảo giữa rừng cùng với những câu chuyện kỳ lạ và kinh hãi. Từ đó không ai dám bén mảng tới, mãi tới tháng 2-1979, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc bùng nổ khiến một bộ phận đồng bào Mông, Dao từ các huyện: Si Ma Cai, Bắc Hà, Bát Xát dạt xuống, sinh cơ lập nghiệp tại đây.

Xã Nà Hẩu được thành lập tháng 11/1986, khi ấy xã chỉ có 63 hộ người Mông ở 3 thôn: Bản Tác, Khe Cạn, Làng Thượng sau thêm 3 thôn nữa: Ba Khuy, Làng Bang Thượng và Khe Tác với 258 hộ, 1.536 khẩu, trong đó có 13 hộ người Dao, 49 ha ruộng. Đến nay Nà Hẩu có gần 400 hộ, trên 2.200 khẩu, 73 ha ruộng nước.

Giàng A Sinh là một trong số những người đầu tiên đến Nà Hẩu kể với tôi rằng: Gia đình tôi ở Sùng Đô, huyện Văn Chấn tới đây dựng lán làm ruộng nương. Ngày ấy rừng xanh ngút ngàn, buổi chiều hươu, nai, lợn rừng xuống các thung lũng gặm cỏ như đàn bò, người đi qua chúng cũng không thèm chạy. Sau nhiều năm săn bắn thú rừng không còn nhiều như trước nữa. Bây giờ không ai săn bắn thú rừng, mọi người đã tự nguyện giao nộp súng tự chế và các loại cạm bẫy. Gia đình nào cũng ký cam kết không phá rừng, nên rừng được bảo vệ tốt đến tận bây giờ.

Cách đây mấy năm có hai con hươu xuống thung lũng ăn cỏ, chúng bị đàn chó nhà săn đuổi, một con dân bản bắt được thả vào rừng, còn một con bị thương nặng chạy xuống ruộng nhà bí thư xã Giàng A Châu không đi được, ông mang con hươu về nhà băng bó vết thương, chăm sóc gần một tháng trời, khi con hươu khỏi ông mới đem thả vào rừng. Qua việc làm của ông, nên khi Kiểm lâm phát động việc giao nộp vũ khí tự chế, người dân trong xã tự nguyện giao nộp 214 khẩu súng kíp, 72 bẫy thú. Hơn chục năm nay người dân Nà Hẩu không còn nghe thấy tiếng súng nổ trong rừng.

Sau Tết nguyên đán là Tết cúng rừng, đó là hai cái tết lớn nhất trong năm  của người dân Nà Hẩu. Già trẻ trai gái đều mong đợi Tết cúng rừng, tối hôm trước là đêm văn nghệ do xã tổ chức, sáng hôm sau người từ các thôn bản kéo nhau về sân ủy ban xã chờ đợi lễ cúng rừng và tham các trò chơi dân gian.

Lễ cúng rừng bắt đầu từ màn rước các lễ vật từ sân ủy ban lên rừng. Nơi được chọn làm lễ cúng dưới gốc một cây táu mật to 3 người ôm mới kín gốc cách UBND xã chừng một cây số. Lễ vật gồm một con lợn 30 cân, hai con gà trống, một con màu lông trắng tượng trưng cho nước, một màu lông đỏ tượng trưng cho đất cùng một hũ rượu, một gùi thóc hay một gói xôi. Đi đầu là ông thầy cúng, tiếp theo là những người rước các lễ vật, theo sau là hai thanh niên cầm khèn, họ vừa đi vừa thổi và múa, tiếp đó là đoàn học sinh cầm cờ, đánh trống cà rùng. Tiếng trống, tiếng khèn như đánh thức núi rừng và thần linh đang ngự trị trên các đỉnh núi hãy về đây tham dự Lễ cúng rừng của người dân Nà Hẩu.

3125038659
Thầy cúng Sùng A Sềnh dẫn đầu đoàn rước lễ vật

Lễ vật được rước tới chân bàn thờ đặt dưới gốc cây táu mật, có tuổi đời trên 300 năm. Đây là khu rừng thiêng, hầu như ngày thường không một ai đặt chân tới. Bàn thờ là một sạp tre nứa, thầy cúng Sùng A Sềnh bắt đầu buổi lễ cúng rừng bằng việc rút từ trong chiếc túi ra một tấm vải thô màu trắng phủ lên bàn thờ, tựa như mây trắng hay mái nhà che trở cho núi rừng và các thần linh. Tiếp theo, ông treo 4 trùm giấy lên 4 cây cọc của bàn thờ, sau đó mới đặt hai đĩa xôi và rót rượu vào bốn cái chén, hương đốt lên cắm vào 4 cái cọc của bàn thờ.

Bắt đầu buổi lễ, thầy cúng Sùng A Sềnh cầm chiếc mõ tre quay về 4 hướng gõ mấy tiếng, miệng lầm bầm lời khấn, tạm dịch là: Hỡi thần núi, thần rừng, thần bản hôm nay người dân Nà Hẩu làm Lễ cúng rừng, xin  các thần về đây để hưởng sản vật người dân dâng lên các thần…

Sau khi gõ mõ mời các thần, ông cầm hai con gà trống quay đầu vào bàn thờ vái 4 vái rồi giao cho người cắt tiết. Ông lần lượt nhổ 3 túm lông cổ của mỗi con gà nhúng vào máu của con gà vừa cắt ra dán vào gốc cây táu mật, tiếp đến là chọc tiết con lợn đầu quay về phía bàn thờ, ông vỗ mạnh vào lưng con lợn cho nó kêu eng éc để kính báo với các thần linh: Chúng tôi mang lễ vật cúng đều là những sản vật tốt nhất của dân bản, xin thần linh chứng giám cho. Con lợn chọc tiết xong ông lại nhổ ba túm lông gáy quệt vào tiết con lợn dán lên thân cây táu.

4125038774
Hai thanh niên múa kèn

Bài cúng dài lắm, lại bằng tiếng Mông, lời cúng như thế này: Lù sư páo dổng pê ua hô, sư mủ mao, pê trư thú quơ sỉnh, suối mùa máo... Tạm dịch là: Xin các thần núi, thần rừng bảo vệ người dân Nà Hẩu chúng tôi. Bão không làm đổ cây, mưa không làm sạt núi đổ nhà. Mưa gió thuận hòa cho người dân có nước cày cấy, cơm ăn no đủ…

Hết bài cúng người ta mới mang con lợn xuống bản làm lông, cắt cái thủ khi đã luộc chín mang trở lại bày lên bàn thờ cúng tiếp. Sau khi cúng xong thầy cúng hóa vàng cùng 4 chùm giấy thờ treo ở 4 góc bàn thờ để đưa tiễn các thần linh về trên núi và mây ngàn.

Các trò chơi dân gian tổ chức ở sân UBND xã, chợ Tết cúng rừng cũng diễn ra ở đó. Những sản vật của rừng như: Măng, mộc nhĩ, gừng, ốc núi, lá cây đắng, gà đen, phong lan rừng… được bày bán cho khách thập phương.

5125038985
Các cháu học sinh tham ra đoàn rước lễ vật
6125039163
Thầy cúng mời các thần linh về dự Lễ cúng rừng
7125039304
Lợn được chọc tiết trước bàn thờ kính cáo thần linh
8125039512
Người dân tham gia các trò chơi dân gian
Gà đen bán ở chợ

 

  • Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực
    Phóng sự 27/03/2024 - 08:15

    Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

  • [Bài 3] Bài toán hóc búa ở tỉnh Khánh Hòa
    Phóng sự 27/03/2024 - 06:02

    Tính toán sơ bộ, muốn ra được Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao ở Khánh Hòa phải “vượt ải” tới... 9 bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

  • [Bài 2] 'Cuộc cách mạng' giữa trùng khơi ở Vân Đồn
    Phóng sự 26/03/2024 - 06:00

    Phong trào thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang là trào lưu ở Quảng Ninh để đón nhận chính sách giao biển lâu dài, từ đó ổn định kế sách nuôi biển.

  • Nan giải vấn nạn mua, bán rùa trên Internet
    Phóng sự 25/03/2024 - 13:15

    Năm 2023 ghi nhận gia tăng các vụ liên quan đến mua, bán rùa qua mạng xã hội. Do vậy các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm.

  • [Bài 1] 7 năm trời vật vã xin giấy phép nuôi biển
    Phóng sự 25/03/2024 - 07:30

    'Khát vọng lớn, quyết tâm cao, tuy nhiên những rào cản cơ chế chính sách đang giống như chiếc vòng kim cô siết chặt giấc mơ nuôi biển của chúng tôi vậy', Hải Bình nói.

  • Chuyện ở 'thiên đường đá cỏ' Tân Lập
    Phóng sự 24/03/2024 - 16:40

    Nhắc đến thầy cúng Vàng A Chứ (còn gọi là ông Chứ cúng) thì không chỉ ở Sơn La và một số tỉnh Tây Bắc mà mãi tận bên Lào cũng có người biết.

  • Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công
    Phóng sự 22/03/2024 - 11:09

    Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

Xem thêm
Phát triển Tiền Giang với '1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh'

TIỀN GIANG Theo Thủ tướng, tinh thần 'ba cùng' là 'cùng lắng nghe, thấu hiểu', 'cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động', 'cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển'.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Yên Bái sắp có đô thị mới hơn 2.400ha ở huyện Yên Bình

UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Quyết định số 185 phê duyệt đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Cảm Ân, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đến năm 2045.

Bình luận mới nhất