| Hotline: 0983.970.780

Lò đào tạo ngôi sao: Mô hình của tương lai

Thứ Sáu 12/06/2015 , 06:15 (GMT+7)

La Masia phát triển cực thịnh trong giai đoạn từ 2009 - 2011, và theo yêu cầu tất yếu của lịch sử, nó buộc phải có thêm bước tiến mới./ Mặt trái của thành công

Sang trang

Ngày 30/6/2011 là một ngày đặc biệt với những cầu thủ từng trưởng thành ở lò La Masia. Khu tập luyện cũ được sử dụng từ năm 1979 chính thức bị đóng cửa, nhường chỗ cho một trung tâm mới khang trang hơn, rộng rãi hơn và cũng tiện nghi hơn mang tên Oriol Tort.

Rất nhiều chứng nhân lịch sử của La Masia đã có mặt để chia sẻ giây phút xúc động này.

Cựu tiền vệ Guillermo Amor, một trong những thành viên đầu tiên tại lò đào tạo ngôi sao, chia sẻ: “Hôm nay không phải là một ngày dễ dàng. Đối với tôi, nơi này không chỉ đơn thuần là một trung tâm huấn luyện mà còn là nhà của chúng tôi. Chúng ta sẽ có một khu huấn luyện mới và mọi người cần phải chắc chắn rằng bầu không khí gia đình sẽ được tái hiện ở đó”.

Nhưng đó chỉ là suy nghĩ cũ kỹ của những người chơi bóng ở thập niên 90. Barcelona với thương hiệu La Masia đã được khẳng định, cần nhiều hơn thế.

Họ không chỉ muốn tạo ra những thần đồng bóng đá mà còn muốn kiếm lời từ các thương vụ mua bán cầu thủ và lợi nhuận kếch xù của bản quyền hình ảnh.

Trong vòng 2 năm kể từ khi chuyển sang khu tập luyện mới, Barcelona đã kiếm hơn 80 triệu USD từ những hợp đồng quảng cáo về mô hình này. So với tiêu chí ban đầu là tạo ra nhiều thế hệ cầu thủ chơi bóng giống đội một và sẵn sàng thay thế khi cần, La Masia phiên bản mới giống một trường kinh doanh hơn.

Họ không chỉ dạy cầu thủ kỹ năng chơi bóng mà còn dạy cả những cách thức kiếm tiền.

Alen Halinovic, thành viên của đội Barcelona B là một ví dụ. Thần đồng bóng đá người Croatia được coi là viên ngọc quý bậc nhất của nền bóng đá xứ Balkan thời điểm hiện tại.

Anh cũng được dọn sẵn con đường lên đội một nhờ những màn trình diễn không tưởng trong các đội trẻ.

Tuy nhiên khi Barcelona B xuống hạng vào cuối mùa vừa rồi, Halinovic lập tức từ chối bình luận về tương lai - một hành động chưa từng có tiền lệ đối với mỗi thành viên của La Masia.

Cầu thủ sinh năm 1996 thậm chí còn nhiều lần bày tỏ thái độ bất mãn khi bị thay ra giữa chừng.

Chẳng khó để “đọc vị” những biểu hiện lạ của Halinovic. Anh muốn có sự đảm bảo chắc chắc về tương lai: hoặc một cam kết lâu dài ở Nou Camp, hoặc một bản hợp đồng hấp dẫn ở những CLB lớn khác.

Nhưng vấn đề là tại sao cầu thủ mới 19 tuổi này lại xử sự như vậy, khi mà bằng tuổi Halinovic, Messi, Xavi hay Iniesta đều chỉ biết phát biểu chung chung, đại loại như: “Tôi đang hạnh phúc ở CLB”.

Halinovic đã 19 tuổi, nghĩa là anh đang có một hợp đồng chuyên nghiệp với Barcelona. Giữa một bên là bán đứt anh này đi lấy một khoản tiền lớn (như trường hợp của Thiago Alcantara) và một bên là tiếp tục mài giũa ở những đội trẻ mà chẳng biết khi nào mới dùng đến, đội bóng xứ Catalan phải có sự lựa chọn.

Đáng tiếc lựa chọn ấy càng tô đậm thêm vấn đề của “La Masia mới”. Sự thay đổi về mặt hình thức của học viện càng không mang nhiều ý nghĩa về chuyên môn, bởi lò đào tạo ngôi sao này vẫn đang sống trong cuộc khủng hoảng thừa, kéo dài từ suốt những năm 2011 - 2012.

Barcelona vẫn sẽ sống khỏe mà không cần La Masia “sản xuất” trong vòng 2, 3 năm. Đó là lý do trực tiếp nhất khiến những người đứng đầu học viện phải nghĩ đến những cách làm mới.

Thay vì chờ khoản đầu tư khoảng 10 triệu USD hàng năm từ CLB, họ vẫn có thể sống khỏe, thậm chí tái cấp vốn cho CLB mẹ - Barcelona.

Không còn là “lò”

Từ trước đến nay, khi nói đến La Masia, người ta luôn nghĩ đó là một “lò” đào tạo - nghĩa là trực tiếp “sản xuất” ra những cầu thủ cho đội một Barcelona.

La Masia sẽ chưa thể chuyển sang mô hình “học viện” trong một sớm một chiều. Nhưng khi mà danh sách những cầu thủ trẻ không tìm được chỗ đứng ở đội một ngày càng dài, có lẽ cơ hội ở Anh, Đức, Italia… vẫn thực sự đáng trân trọng với những Messi tương lai. 

Hiểu một cách nôm na, mỗi đội có một triết lý lựa chọn cầu thủ riêng và lò sẽ tập trung phát triển, đến khi cho ra “sản phẩm” ưng ý thì thôi.

Cách đào tạo như vậy khiến bản thân La Masia luôn thừa mứa những tiền vệ xuất sắc để đáp ứng yêu cầu chơi bóng ngắn, nhanh, một chạm, thiên về đầu óc.

Nhưng ngược lại, họ lại không thể sản sinh ra những người giàu sức mạnh, có thể hình tốt, biết chơi càn lướt. Điển hình nhất là việc Barcelona từ nhiều năm qua luôn thiếu một trung vệ đẳng cấp, đá cặp cùng Pique.

Từ thực tiễn ấy, La Masia đang nghiên cứu một phương hướng mới, đó là đổi mô hình từ “lò” sang “học viện”. Nghe thì có vẻ giống nhau bởi cả hai đều là nơi đào tạo cầu thủ trẻ, nhưng bản chất lại khác.

Trong khi “lò” chỉ “sản xuất” cầu thủ cho đội một, nghĩa là lò nào tuyển quân cho CLB ấy, thì “học viện” lại mang nghĩa rộng hơn. Đó là nơi dạy cầu thủ những kỹ năng chơi bóng cơ bản, sau đó khi cầu thủ trưởng thành (khoảng 16 tuổi) thì đem chào bán cho các CLB.

Nếu ai được “chấm” thì mới thực sự bắt đầu vào con đường bóng đá chuyên nghiệp (chứ không có chuyện đương nhiên ra mắt đội một như tại La Masia hiện nay).

Ở Việt Nam, chúng ta cũng bắt gặp mô hình như vậy tại HAGL Arsenal JMG. Đội bóng phố Núi từng có đợt chào hàng rầm rộ vào hồi tháng 3 năm ngoái, khi bầu Đức quyết định đầu tư cho lứa Công Phượng du đấu châu Âu trong vòng gần 2 tháng. Đáng tiếc, không một cầu thủ nào được giữ lại lục địa già. (Hết)

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm