| Hotline: 0983.970.780

"Lỗ hổng" nguyên liệu mía

Thứ Tư 07/04/2010 , 10:33 (GMT+7)

Vấn nạn tranh cướp mua nguyên liệu và tìm cách dìm giá mua mía đã trở thành căn bệnh trầm kha, khó chữa mà cả những NM lớn cũng mắc phải.

Trong nhiều vấn nạn của ngành mía đường hiện nay thì vấn nạn tranh cướp mua nguyên liệu khi giá đường tăng cao và ngược lại- tìm cách dìm giá mua mía xuống bằng cách dựng lên hàng loạt "hàng rào kỹ thuật" (trừ tạp chất, đo chữ đường) đã trở thành căn bệnh trầm kha, khó chữa mà cả những NM lớn cũng mắc phải.

>> Thăng trầm cây mía, hạt đường

Tuyên Quang không phải là tỉnh cây mía có lợi thế cạnh tranh với các cây trồng khác như cam, sắn. Ấy thế mà không hiểu vì lý do gì các nhà quy hoạch lại duyệt cho tỉnh này những 2 NM đường- NM đường Sơn Dương (TCty Mía đường 1) và NM đường Tuyên Quang (của tỉnh). Công bằng mà nói đường Sơn Dương có trước, do Bộ NN- PTNT quản lý. NM đường Tuyên Quang tuy "sinh sau đẻ muộn" nhưng lại là con cưng của tỉnh, vốn tỉnh đầu tư nên đương nhiên tỉnh quan tâm hơn. Mà đất trồng được mía ở Tuyên Quang đâu có nhiều nên lâu nay 2 NM đường này cứ "kèn cựa" nhau từng cây mía một.

Vì tiềm lực có hạn lâu nay NM đường Tuyên Quang không có tiền đầu tư cho vùng nguyên liệu, họ thường làm những cú "vượt rào ngoạn mục" sang mua mía của đường Sơn Dương. Đặc biệt vụ mía vừa qua giá đường tăng mạnh, cứ ép được đường là có lãi nên đường Tuyên Quang càng tăng cường mua trộm mía cuả Sơn Dương. Mua trong tỉnh chưa đã, theo nhiều người NM đường này thậm chí còn chạy vào cả Thanh Hoá, Nghệ An mua mía. Bởi đơn giản theo công thức cứ 10 mía ép được 1 đường, mà mua mía ở phía Bắc cao nhất không quá 800 đồng/kg thì giá thành 1 kg đường (tiền mía 8.000 đồng + điện, khấu hao máy + công) cũng không quá 12.000đ/kg, trong khi bán ra ít nhất 15.000 đồng. Giá đường ấy thì mua mía từ Quảng Ngãi chở ra ép đường vẫn có lãi nên chuyện đường Tuyên Quang vào tận Bắc Trung bộ mua mía là không khó lý giải.

Nhưng trở lại vụ mía trước nữa khi giá đường hạ thì Cty CP Mía đường Sơn Dương è lưng ra mua mía cho dân mà không thấy ai đến mua trộm. Nằm trên vùng nguyên liệu rộng hơn 4.200ha mía, trách nhiệm của một NM đường lớn như Cty CP Mía đường Sơn Dương không cho phép họ không mua mía cho dân, kể cả khi SX đường bị lỗ. Có một câu chuyện rất thời sự trong ngành mía đường còn nóng hổi, là ngay vụ mía 2008 khi giá đường hạ, các NM đường thường tìm cách thoái thác không mua mía cho dân dẫn đến những phản kháng tiêu cực- người dân tự tay châm lửa đốt mía họ trồng ra ngay trên đồng. Nói như vậy để thấy một câu chuyện muôn thuở của ngành mía đường là tình trạng tranh mua tranh bán nguyên liệu (khi giá đường cao) và ngược lại đã xảy ra rất nhiều năm như một căn bệnh kinh niên khó có thuốc chữa.

NNVN cũng từng có loạt bài mổ xẻ về những vấn đề lộm nhộm trong kinh doanh của hai NM đường lớn tại Thanh Hoá là NM đường Việt- Đài và NM đường Lam Sơn. Trong đó điều làm người dân bức xúc là việc NM đường Việt- Đài mua mía của dân với giá quá bèo, đánh phí tạp vật quá cao, thêm vào đó nữa là việc thanh toán tiền cho dân quá chậm. Phía NM đường Lam Sơn- “ông anh cả” của ngành mía đường cả nước cũng mua mía ngoài vùng nguyên liệu nhưng bằng cách khác, khôn khéo hơn.  

Để có được nguồn nguyên liệu dồi dào cho NM trong thời điểm giá đường đang lên cao mà giá mía mua của dân vẫn còn ở mức khiêm tốn, ông Đặng Thế Giang- Phó TGĐ Cty CP mía đường Lam Sơn đã tham mưu cho TGĐ về việc nâng mức giá mua ngoài lên cao hơn so với giá trong vùng để tranh thủ tập kết nguyên liệu cho NM. Chính điều này đã gây bức xúc trong cấp uỷ, chính quyền và người dân.

Xét về những điều khoản trong Quyết định 80/2002 của Thủ tướng Chính phủ và những vấn đề trong quy hoạch vùng nguyên liệu của UBND tỉnh Thanh Hoá thì cách kinh doanh của NM đường Lam Sơn như thế là không đúng. Tuy nhiên, ở một góc độ về kinh tế thị trường thì người dân có quyền mang sản phẩm của mình làm ra bán cho nơi nào có mức giá mua cao hơn thì đó cũng là một sự lựa chọn đích đáng của người dân. Qua tìm hiểu của chúng tôi thì chính cách mua mía ngoài vùng và trong vùng của NM đôi khi vô hình dung là “con dao hai lưỡi”. Bởi sẽ không tránh khỏi các chủ đầu nậu tập kết mía trong vùng mang đến bán cho NM nói là mía ngoài vùng để được bán với giá cao hơn.

Ông Hoàng Thanh Vân- GĐ Cty CP Mía đường Sơn Dương vừa gọi điện báo cho PV NNVN một thông tin, vì làm ăn thua lỗ nhiều năm liền, không đủ nguyên liệu chạy máy nên tỉnh Tuyên Quang đã đồng ý bán NM đường Tuyên Quang cho TCty Mía đường 1 (thực chất là đường Sơn Dương mua lại đường Tuyên Quang và sáp nhập làm một). Ông Vân hy vọng từ năm tới sẽ không còn cảnh tranh mua mía trên xứ Tuyên nữa.

Một người có trách nhiệm trong ngành mía đường cho biết, hầu như năm nào ông cũng nhận được hàng tập đơn từ cao cả gang tay của các NM tố cáo việc tranh mua nguyên liệu mía của nhau. NM nào cũng "tố" đối thủ xấu, còn tự nhận mình tốt. Nhiều khi các NM còn "lôi" cả chính quyền địa phương vào cuộc ủng hộ mình khiến cuộc chiến tranh chấp nguyên liệu mía càng trở nên nóng bỏng.

Nhất là việc tranh chấp nguyên liệu giữa các NM nằm trên cùng một địa bàn (Thanh Hoá với 3 NM đường, Nghệ An cũng 3 NM, Phú Yên 2 NM, Khánh Hoà 2NM, Long An 2 NM...) thì càng khó phân xử ai đúng ai sai, bởi vùng nguyên liệu giữa các NM này không thể phân biệt thật rạch ròi. Tại Khánh Hoà, UBND tỉnh từng phải đứng ra làm trọng tài chia vùng nguyên liệu cho 2 NM đường Cam Ranh và Ninh Hoà đến nay vẫn chưa xong vì NM nào cũng đòi nhận vùng mía tốt, tránh vùng mía xấu.

 Ông Võ Thành Đàng- Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng, nhiều NM đường hiện nay thiếu một chiến lược nguyên liệu căn bản, không chịu đầu tư cho vùng nguyên liệu. Mà nguyên liệu là cái gốc của ngành đường, quyết định sự thành bại của mỗi NM. Như Cty Đường Quảng Ngãi mỗi năm chi cả chục tỷ đồng cho vùng nguyên liệu, lại nằm "một mình một cõi" mới tránh bị các Cty khác mua trộm mía.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm