| Hotline: 0983.970.780

Lo lắng bước vào giai đoạn 'tiền mãn'

Thứ Hai 10/06/2019 , 10:14 (GMT+7)

Cháu và đám bạn đang ở vào tuổi tiền mãn đây cô. Thưa cô, làm sao tránh được bệnh tật và tàn lụi trong quá trình tiền mãn này cô? Nó có ghê gớm không cô?

Cô kính mến!

Cháu nhớ có lần đám bạn nữ cháu tìm trên Google nên biết, ngoài viết văn viết báo nuôi văn như cô trả lời phỏng vấn, cô còn rất siêng năng thể dục. Tính tuổi, cô đã vào lứa U70 rồi, đúng không cô? Thế nên các cháu phục cô quá.

Cháu và đám bạn đang ở vào tuổi tiền mãn đây cô. Cùng thời phổ thông ngày xưa, may có ba đứa ở chung một quận nên gặp nhau luôn. Cùng tuổi 45 cả rồi cô, con cái cũng đã lớn, đứa thì chồng già hơn 10 tuổi, đứa chồng già tới 15 tuổi, riêng cháu, anh ấy năm nay 49 đây cô. Tuổi của chồng có khác nhưng tuổi của chúng cháu bằng nhau nên dù nội tiết do di truyền từ mẹ có khác mà thực ra, kể chuyện thì đứa nào cũng đang có vấn đề với sức khỏe.

Thưa cô, làm sao tránh được bệnh tật và tàn lụi trong quá trình tiền mãn này cô? Nó có ghê gớm không cô? Đứa thì kể chuyện từ bà mẹ, không để ý, vướng thai năm 55 tuổi, phải đi bệnh viện bỏ. Đứa kia kể mẹ nói có sao đâu, bà với ông còn ngon canh ngọt cơm tới tận khi bà 60 tuổi, bà còn thích ăn của chua nữa cơ.

Mẹ của cháu thì góa sớm, khi bà bằng tuổi cháu bây giờ, bà đau ốm liên miên, bà nói do cái chết của bố chứ không phải do tiền hay mãn, mà bà cũng không có thời giờ để ý đến chuyện đó nữa cô.

Vợ chồng cháu bình thường, yên ổn, không có gì phải phàn nàn về kinh tế, hay sức khỏe. Nhưng đàn ông 49 chưa qua 53 đã tới, rất phập phồng, đúng không cô? Thế khi đàn bà 49 thì sao cô? Cháu nhắc chồng cẩn thận khi ra đường và nhắc anh bắt đầu thể dục đi, đi bộ, hay đi tập gym nhưng anh luôn bảo không có thời gian. Thôi kệ, vì đàn ông không bị tiền mãn, kệ anh ấy. Phần cháu thì đã muộn chưa cô, cháu nên sống kiểu gì để khỏe, trẻ dai và hạnh phúc?

Dấu hiệu ở cháu là hay nổi nóng, có khi nóng phừng phừng với chồng vì chuyện nhỏ téo tẹo, ấy là do tiền mãn, đúng không cô?

----------------------

Cháu thân mến!

Cảm ơn cháu và các bạn đã tin yêu nên tìm hiểu về cô. Cô ý thức về thể dục từ sớm, vì cô biết, người làm việc với chữ nghĩa, ngồi nhiều, vận động ít. Khi còn trẻ, dù nuôi con nhỏ, cô luôn tập thể dục tại nhà, bài tập như trên các loa truyền thanh hướng dẫn, thời bao cấp ấy mà. Rồi quen, sáng nào chưa vung tay vung chân thì không tỉnh táo, không hào hứng.

Năm cô 45 tuổi, như cháu và các bạn bây giờ, khi ấy cô đang sống ở Hà Nội. Chồng cô đã yoga trước đó, ông ấy tập giỏi đến mức 60 tuổi còn trồng chuối được (một động tác khó nhất của yoga, dộng đầu xuống đất, hai tay xuôi theo đùi, tự thăng bằng bởi đầu, như xiếc).

Cô thấy dấu hiệu tiền mãn từ mình, cô bắt đầu sắm giày thể thao đi bộ ngoài trời. Chồng cô cũng đi bộ với cô. Mỗi sáng và mỗi tối, quanh khu phố, vài ba cây số, đi kiểu marathon. Wow, kỳ diệu. Người thon, trẻ trung, sinh động, hai vợ chồng phấn khích, đêm mùa đông cũng đi.

Và cô tiếp xúc với môn yoga năm 50 tuổi, đến nay, cô đã 67 tuổi. Vẫn đi bộ sáng, đi ít lại do phải dưỡng đầu gối người già, về nhà dành nửa tiếng cho yoga. Và từ khi chồng mất, hai năm nay cô đi phòng gym buổi chiều, cho vui mà cũng cho đừng tích mỡ bụng. Cô thấy mình giữ được phong độ, nhờ bền bỉ thể dục.

Phụ nữ trung niên đều bị hội chứng tiền mãn. Có người bị hành lên bờ xuống ruộng, nằm viện, ngất xỉu, đau chỗ nọ mổ chỗ kia. Không có gì đáng sợ cả. Một bước ngoặt về tuổi tác nên sẽ có điềm xấu cho sức khỏe, thế thôi.

Đời người có ba lần hai mươi, nghĩa là 20 năm đầu thanh xuân, 20 năm kế tiếp gia đình và sự nghiệp, 20 năm cuối là dốc xuống và cuối cùng tàn. Quy luật. Có phòng bị thì việc ấy đến mình không lúng túng. Không gì bằng mình luôn làm chủ cuộc đời mình, biết người biết ta.

Thể dục bằng đi bộ sáng như cô. Buổi chiều sẽ bận hoặc ăn xong, ngại, mà cũng phi khoa học. Dậy sớm, các cháu trẻ, còn chạy bộ được thì nên chạy. Ưu tiên cho đôi giày xịn, đừng tiếc, êm chân, sướng chân, sẽ khiến mình thích đi bộ.

Và yoga hay thể dục nhịp điệu hay đi gym, đều tốt. Chồng chưa thấy tiện ích, mình cứ tự mình đi, rồi chồng sẽ ngộ ra. Và vì mình có tiền mãn nên mình cần rèn luyện, các ông ấy thường nước đến chân mới nhảy. Thôi thì cứ nghĩ, hai người mà một người luôn khỏe cũng tốt rồi.

Nên vực chồng rèn luyện sớm. Đúng, đàn ông 49 đến 53 hay có vấn đề sức khỏe và xui rủi, nhưng đừng quá lo, không hề gì. Bình tâm, có phương pháp, có khoa học thì cùng vững, cùng mạnh và cùng nhau đi đến tuổi già viên mãn.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm