| Hotline: 0983.970.780

Lo lắng di dời đại học, cao đẳng

Thứ Hai 06/12/2010 , 10:04 (GMT+7)

Hàng trăm ngàn sinh viên các trường ĐH, CĐ đang rất lo lắng trước thông tin Bộ GD-ĐT sẽ di dời các trường ra vùng ngoại thành.

Học hành trong một môi trường học tập đảm bảo, sinh viên sẽ phát huy được hết năng lực của bản thân

Hàng trăm ngàn sinh viên các trường ĐH, CĐ đang rất lo lắng trước thông tin Bộ GD-ĐT sẽ di dời các trường ra vùng ngoại thành.

Theo phương án Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội trình UBND thành phố cuối tháng 10/2010, 12 trường ĐH, CĐ sẽ được chuyển ra ngoại thành, đó là ĐH Công đoàn, ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, ĐH Luật Hà Nội, ĐH Ngoại thương, ĐH Răng Hàm Mặt, ĐH Văn hóa Hà Nội, ĐH Xây dựng, ĐH Y Hà Nội, ĐH Y tế Công cộng, Viện ĐH Mở, Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, Cao đẳng Y tế Hà Nội. Đây là những trường có bình quân diện tích quá thấp, môi trường sư phạm không đảm bảo, không thuận tiện giao thông…

Hầu hết các trường ĐH, CĐ đều đồng tình việc di dời ra ngoại thành là rất tốt, tuy nhiên khó khăn lớn nhất là phải tìm được nguồn đất sạch và sự ủng hộ của cơ quan chức năng. Tuy không nằm trong danh sách 12 trường sẽ được chuyển ra ngoại thành, thế nhưng lãnh đạo trường ĐH Mỏ Địa Chất cho rằng, vấn đề giải phóng mặt bằng là vấn đề cốt lõi mà các trường gặp phải, nhất là lúc “tấc đất đất vàng” như hiện nay. Trong khi đó diện tích đất mà nhà nước đã đồng ý cấp cho trường đang bị các đơn vị khác, dân cư xung quanh dần lấn chiếm.

Và, khi có được đất sạch rồi, Bộ cũng cần giúp đỡ thêm để trường nhanh chóng hoạt động, không ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của sinh viên. Vị này cũng cho hay, dù thành phố chỉ đạo nhưng cơ sở cấp huyện, cấp xã không đồng ý hoặc không tạo điều kiện thuận lợi thì việc giải phóng mặt bằng cũng rất khó thực hiện. Hay như ông Kiều Tuân, Chủ tịch HĐQT ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM thì ý kiến thêm: giao đất sạch cho các trường thì rất hoan nghênh nhưng bắt các trường phải tự chịu trách nhiệm mọi chi phí đền bù, xây dựng thì quá khó vì tiền học phí của sinh viên hiện nay cũng chỉ đủ chi phí trả lương cho giáo viên và các hoạt động của trường.

Với đại diện của ĐH Xây dựng còn ý kiến thêm: Chính phủ cũng phải có chính sách xã hội hóa bằng nhiều hình thức để giúp đỡ các trường ĐH, CĐ trong việc xin giấy phép hoạt động, xây dựng trường. Ngoài ra, nhà trường có thể huy động các doanh nghiệp để hỗ trợ thêm. Một số trường còn kiến nghị với Bộ GD-ĐT tính đến việc không làm gián đoạn thời gian học của sinh viên trong khi chờ trường mới… để thành khu đại học tập trung.

+ Theo đánh giá của Bộ GD- ĐT, thực trạng cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo ở các trường ĐH, CĐ chỉ đáp ứng ở mức rất thấp để đảm bảo nhu cầu đào tạo. Cụ thể như hệ thống trang thiết bị đào tạo, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu; cơ sở vật chất mới đáp ứng được 50% nhu cầu; hệ thống thư viện, cơ sở vật chất công nghệ thông tin còn rất yếu... Mặt khác, việc trường tập trung trong khu nội thị gây khó khăn và tốn kém nếu muốn mở rộng đầu tư, nâng cấp chất lượng dịch vụ công cộng đáp ứng yêu cầu của giảng viên và sinh viên. Đây chính là lý do khiến chất lượng môi trường sư phạm ngày một xuống cấp nghiêm trọng.

+ Dự kiến năm 2030, Hà Nội sẽ có 8 khu đại học tập trung, đông nhất là khu đô thị Hòa Lạc: 1.200-1.500 ha với 120.000-150.000 SV; đô thị Sóc Sơn và Xuân Mai cùng chung mức 600-650 ha với 100.000 SV; Gia Lâm: 650 ha với 60.000 SV; Sơn Tây: 300- 350 ha với 40.000-50.000 SV; Phú Xuyên: 120-150 ha với 15.000-20.000 SV…

Là người trực tiếp tham gia khảo sát chất lượng, điều kiện của các trường ĐH, CĐ trên cả nước, theo nhận xét của KTS. TS Trần Thanh Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu thiết kế trường học, ở Hà Nội và cả TP.HCM hiện nay bình quân diện tích các trường quá thấp, phần lớn tổng quỹ đất của các trường nhỏ chủ yếu dưới 10 ha. Các trường phần lớn đều thiếu các khu chức năng cơ bản, khu học tập có mật độ xây dựng quá cao, môi trường sư phạm không đảm bảo.

Vì vậy, giãn các trường ĐH có khuôn viên chật hẹp ở nội thành để trở thành khu đại học tập trung là cần thiết. Đây là mô hình có nguồn gốc từ châu Âu, ngày nay được cả thế giới công nhận. Với tiêu chí này, đất học tập sẽ từ 20-30m2/SV; đất ký túc xá: 10-15m2/SV; đất thể dục thể thao tối thiểu: 10m2/SV; đất công cộng: 5-10m2/SV…Cũng theo TS Bình, Khu ĐH tập trung của Hà Nội dự kiến phát triển theo nhiều mô hình như đô thị ĐH, khu ĐH và cụm trường ĐH, CĐ. Các khu ĐH tập trung được gắn kết với cảnh quan tự nhiên, cây xanh sinh thái để tạo nên các không gian thành phố sinh thái phù hợp với môi trường đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Cụ thể như đưa 3 vạn SV của ĐH Quốc gia Hà Nội lên Hòa Lạc cách 30km với 1.000 ha; đưa hơn 4 vạn SV của ĐH Quốc gia TP.HCM lên Thủ Đức cũng là một tất yếu. “Tất cả những kiến nghị trên sẽ được trình Chính phủ xem xét” - Thứ trưởng Bộ GD- ĐT Bùi Văn Ga cho biết. Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, quyết định di dời các trường ra ngoại thành không phải vì quá tải cơ sở hạ tầng ở thành phố mà là sự sống còn của ngành Giáo dục. Riêng với những trường có truyền thống gắn bó với người dân địa phương cũng sẽ được cân nhắc và tạo điều kiện theo hình thức khác”.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm