| Hotline: 0983.970.780

Lo ngại du khách đường tiểu ngạch

Thứ Tư 13/08/2014 , 09:44 (GMT+7)

“Việt Nam vẫn đang ở ngưỡng an toàn trong phòng chống dịch bệnh do virus Ebola”, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cung cấp thông tin tại buổi họp báo sáng 12/8. ./ Dịch Ebola áp sát Việt Nam, Hong Kong và Thái Lan đều có ca nghi nhiễm

Tuy nhiên, lo ngại nhất là du khách qua đường tiểu ngạch, rất khó kiểm soát.

Từ 1 cháu bé đến trên nghìn người tử vong

Sự quay trở lại của virus Ebola sau hơn 4 thập kỷ với mức độ đặc biệt nguy hiểm đã được ông Masaya-Kato, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam “thuật” lại ngay tại buổi họp với giới truyền thông.

Đó là một bé gái 2 tuổi, người Guinea, cách đây khoảng 8 tháng, bệnh nhân nhí này mắc phải những triệu chứng như sốt, đi ngoài phân đen và nôn mửa và bốn ngày sau (6/12/2013), em bé tử vong. Vài ngày sau đó, mẹ của em bé cũng xuất hiện các triệu chứng như chảy máu và qua đời ngày 13/12/2013.

Sau đó, chị gái 3 tuổi của bé tử vong với các triệu chứng bao gồm sốt, nôn mửa và đi ngoài phân đen. Ngày 1/1/2014, bà nội của bé cũng qua đời tại ngôi làng Meliandou ở Gueckedou. Khu vực này gần với biên giới Sierra Leone và Liberia.

Và tính đến ngày 12/8, đã ghi nhận 1.848 trường hợp mắc, trong đó 1.013 trường hợp tử vong. Nguy hiểm hơn cả, vụ dịch lần này còn ghi nhận hơn 200 cán bộ y tế - những người trực tiếp tham gia chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh Ebola đã tử vong.

Theo ông Kato, cơ chế lây nhiễm của virus Ebola là như nhau, không phân biệt tuổi tác, giới tính và đều thông qua 2 cách lây truyền: tiếp xúc trực tiếp người nhiễm virus Ebola và gián tiếp là chạm vào nước mắt, mồ hôi, máu, sữa của người hay động vật đang mang virus Ebola.

Hôm nay 13/8, tại Viện Vệ sinh dịch tễ TW, Bộ Y tế tổ chức tập huấn về công tác phòng chống dịch Ebola dành cho các cán bộ đang làm việc trong các cơ sở y tế phía Bắc. Tiếp theo sẽ tập huấn tại miền Trung và miền Nam.
Hiện nay, mỗi bộ, ngành, địa phương đều có một Kế hoạch phòng chống dịch Ebola khác nhau, riêng Bộ Y tế thì có 3 kịch bản: virus chưa xâm nhập, có bệnh nhân nhiễm virus Ebola nhưng vẫn kiểm soát được và virus Ebola lan ra cộng đồng. Việt Nam đang ở tình huống 1.

Trên thế giới chỉ có khoảng 5 phòng xét nghiệm đủ điều kiện chẩn đoán chủng virus Ebola. Tuy nhiên, nếu nước nào có phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn thì WHO sẽ giúp đỡ và ủng hộ. Riêng với Việt Nam, có 2 phòng xét nghiệm mà WHO thấy tạm đủ điều kiện là của Viện Vệ sinh dịch tễ TW và Viện Paster TP.HCM. “Tuy nhiên, dựa vào tình hình dịch như hiện nay thì nguy cơ nhiễm virus vào Việt Nam là thấp”, ông Kato nói.

Cơ sở nào để WHO khẳng định nguy cơ lây truyền virus Ebola tại VN là thấp? Trả lời câu hỏi của báo giới Việt Nam, theo ông Kato, lý do bởi cho đến thời điểm này, VN chưa có bệnh nhân nhiễm virus Ebola; Việt Nam cũng có Kế hoạch phòng chống dịch Ebola và các biện pháp xử lý tình huống rất phù hợp, hiệu quả. Vì vậy, WHO khuyến cáo lúc này, Việt Nam cần tập trung vào công việc phòng chống sự xâm nhập của virus cho cán bộ y tế và du nhập của các du khách tại nhiều cửa khẩu quốc tế.

Cho đến thời điểm này, WHO không khuyến cáo du khách hạn chế đi du lịch đến những quốc gia đang có dịch Ebola nhưng trước khi đi đến vùng có dịch, vùng có nguy cơ, người dân và du khách cần được cung cấp các thông tin liên quan tới dịch bệnh và các biện pháp phòng hộ nhằm giảm nguy cơ phơi nhiễm.

Liên quan đến vacxin phòng chống virus Ebola, đại diện của WHO nói thêm, cho đến thời điểm này, thế giới vẫn chưa nghiên cứu ra. Vì vậy, phác đồ điều trị duy nhất là bù giải và điều trị triệu chứng.

Lo ngại du khách đi đường "tắt"

Trước những lo ngại về một đại dịch có tỷ lệ tử vong lớn nhất từ trước đến nay, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho hay, tuy đến nay chưa có bằng chứng chứng minh virus Ebola lây nhiễm qua đường hô hấp (như dịch Sars) và Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh do virus Ebola.

Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch phân tuyến thu dung, điều trị bệnh nhân nhiễm virus Ebola. Theo đó, tại phía Bắc: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ. Miền Trung: Bệnh viện TƯ Huế, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Miền Nam: BV Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh và Bệnh viện đa khoa TƯ Cần Thơ.
Các trường hợp nghi ngờ được phát hiện tại cửa khẩu nào thì chuyển về khu điều trị cách ly tại bệnh viện đa khoa của tỉnh đó.

Tuy nhiên nguy cơ lây lan dịch bệnh thông qua các đối tượng là khách du lịch, người làm việc, học tập và lao động nhập cảnh trở về từ khu vực Tây Phi là hoàn toàn có thể. Vì vậy, tại các cửa khẩu quốc tế (đường không, biển, tàu), Bộ Y tế sẽ phối hợp chặt chẽ Bộ Công an kiểm tra điểm xuất phát của các du khách. Thậm chí sẽ tìm khách sạn cho du khách để tiếp tục giám sát trong vòng 21 ngày.

Mặt khác, một lo ngại nữa là du khách từ Trung Quốc vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch. Với những trường hợp này, cơ quan chức năng sẽ yêu cầu bộ đội biên phòng thực hiện việc khai báo, kiểm tra thân nhiệt giống như các cán bộ ở sân bay.

Cũng theo đại diện Bộ Y tế, bệnh do virus Ebola là bệnh truyền nhiễm nhóm A nguy hiểm, việc xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh phải được tiến hành trong phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 4, nhân viên phòng xét nghiệm cần được tập huấn và được trang bị phòng hộ nghiêm ngặt.

Tất cả chi phí này, kể cả tử vong thì người bệnh sẽ không phải chi trả. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đã có kế hoạch mua khẩn cấp 10.000 bộ trang phục phòng hộ cá nhân để phát cho những đối tượng có nguy cơ cao khi làm nhiệm vụ, tùy theo diễn biến giai đoạn của dịch, Bộ Y tế sẽ có chuẩn bị phù hợp.

Bộ Y tế cũng có văn bản đề nghị Bộ NN-PTNT cùng phối hợp để kiểm soát chặt nguồn gốc các loại động vật vận chuyển vào Việt Nam qua đường biên giới.

Rà soát số lao động VN đang làm việc ở vùng có dịch

Chiều 12/8, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TBXH đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng kiểm tra, rà soát số lao động do doanh nghiệp đưa sang làm việc tại khu vực có dịch bệnh nói riêng (nếu có) và khu vực châu Phi nói chung.

Trước mắt, không đưa lao động sang các vùng đang có dịch bệnh cũng như các vùng có khả năng lây dịch cao.

 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm