| Hotline: 0983.970.780

Lò sấy Năm Nhã

Thứ Sáu 24/10/2014 , 08:17 (GMT+7)

Đó là những chiếc máy sấy tiện lợi, năng suất cao lại tiết kiệm được nhiên liệu, không những làm khô lúa nếp mà còn cả bắp, đậu, khoai mì, mè, cà phê.

Ông Năm Nhã, tức Dương Xuân Quả ở phường Bình Đức, TP Long Xuyên (An Giang) ngay từ lúc còn cắp sách đến trường đã bộc lộ năng khiếu về kỹ thuật cơ khí. Sau khi học hết lớp 9 ông nghỉ học về nhà làm ruộng nên có dịp gần gũi và thấu hiểu nỗi niềm của nông dân.

Khởi nghiệp

Với tinh thần say mê khoa học, ông vừa học vừa làm và đã bỏ ra nhiều thời gian để mày mò, nghiên cứu, tự lắp ráp máy bơm nước và nhiều thiết bị về cơ điện để phục vụ SX. Nhằm nâng cao tay nghề, ông đã lên TP.HCM làm công nhân thợ hàn cho một Cty Đài Loan.

Thời gian này ông đã học hỏi và tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu, nhất là kỹ thuật hàn và thiết kế cửa sắt, cầu thang, điện nước. Sau khi rành nghề, ông về quê tiếp tục làm thợ hàn. Sự nghiệp của ông bắt đầu chuyển hướng đi lên từ năm 2002.

Ông dành nhiều thời gian để mày mò, lắp ráp máy bơm nước, máy quạt và nhiều thiết bị về cơ điện để phục vụ bà con. Và ông đã sáng chế được lò sấy lúa vừa ít tốn điện, vừa nhẹ chất đốt mà hiệu quả, chất lượng cao.

Năm 2007 ông đã đứng ra thành lập doanh nghiệp tư nhân Năm Nhã, chuyên SX, lắp ráp lò sấy cải tiến từ 5 - 80 tấn. Hiện DN của ông thường xuyên có trên 20 công nhân, 2 kỹ sư. Ngoài ra còn có 5 đội chuyên thiết kế, xây dựng các lò sấy cho bà con ở các tỉnh ĐBSCL, Đông Nam bộ, Tây Nguyên.

Sau khi thành công lắp ráp lò sấy cải tiến, ông tiếp tục nghiên cứu và đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng lò sấy lúa tĩnh vỉ ngang tự động nhằm giảm chi phí nhân công, tăng lợi nhuận cho khách hàng gần 40% so với các lò sấy thông thường có cùng công suất.

14-04-20_nh-2-mo-hinh-lo-sy-mi-ni-ong-dt-gii-nht-cuoc-thi-nh-nong-sng-to-ti-h-noi-nm-2014
Mô hình lò sấy mi ni ông đạt giải nhất cuộc thi nhà nông sáng tạo tại Hà Nội năm 2014

Đó là những chiếc máy sấy tiện lợi, năng suất cao lại tiết kiệm được nhiên liệu, không những làm khô lúa nếp mà còn cả bắp, đậu, khoai mì, mè, cà phê.

Bệ đỡ của nhà nông

Với ý chí quyết tâm, từ năm 2002 đến nay, đội ngũ kỹ sư và công nhân của ông đã SX gần 2.000 1.600 lò sấy cố định lớn nhỏ, trong đó có gần 100 lò XK sang Campuchia và 25 lò sấy nổi lưu động, đảm bảo độ bền từ 7 - 8 năm.

Không dừng lại ở đó, mới đây ông còn chế tạo lò sấy loại mini (nhỏ nhất ở Việt Nam), có đầy đủ tính năng hoạt động với công suất 5 kg/mẻ. Đầu năm 2014 ông đã mang mô hình lò sấy này dự thi nhà nông sáng tạo tại Hà Nội đoạt giải I vòng đầu và đang chuẩn bị tham gia thi tiếp.

Có thể nói đa số khách hàng chọn lò sấy cải tiến Năm Nhã không chỉ vì giá rẻ, năng suất cao mà còn vì thương hiệu, chất lượng và uy tín; đặc biệt là giảm chi phí vận hành, góp phần tăng thêm lợi nhuận hằng năm gần 40% cho các DN so với các lò sấy thông thường có cùng công suất.

Kể từ khi biết được công năng và hiệu suất của lò sấy cải tiến Năm Nhã, nhiều DN đã đầu tư bạc tỷ để lắp ráp nhiều lò sấy cải tiến nhằm giảm chi phí SX nhờ tiết kiệm được nguyên liệu (điện và chất đốt); giảm thời gian sấy (chỉ 1 - 2 ngày là xong), đồng thời đảm bảo được vệ sinh môi trường, một trong những chỉ tiêu hàng đầu mà các DN phải bảo đảm.

Ngoài ra, máy sấy tĩnh, vỉ ngang cải tiến của Năm Nhã còn giúp cho các DN chủ động XK gạo nhờ kỹ thuật cao, ổn định vận tốc gió; điều hòa được nhiệt độ theo ý muốn, giúp cho hạt gạo không bị gãy, khỏi phải sàng lọc lấy tấm.

14-04-20_bg-3-he-thong-lo-sy-vi-ngng-cu-ong-duoc-khch-hng-gn-x-den-dt-hng-lp-gp
Nhiều nông dân đến tham quan hệ thống lò sấy vỉ ngang của Năm Nhã

Từ uy tín cá nhân và hiệu quả của sản phẩm, mô hình lò sấy lúa cải tiến của Năm Nhã đã được Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam tài trợ thông qua chương trình Hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu (GCF).
Nhờ vậy mà ông đã ký hợp đồng SX với quy mô lớn phục vụ ngành nông nghiệp. Ông hãnh diện nói với mọi người: “Niềm vui lớn nhất của tôi là góp phần cho bà con giảm bớt chi phí SX”.

Từ những thuận lợi và tính ưu việt của lò sấy cải tiến, nhiều năm qua ông đã được đông đảo khách hàng trên cả nước tín nhiệm, cụ thể như ông Đỗ Xuân Bang, GĐ Cty Trường Xuân chuyên chế biến gạo XK ở huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) đã sử dụng 25 lò sấy Năm Nhã.

Kế đến là ông Trương Văn Chính ở huyện Cái Bè (Tiền Giang), chủ một DN chế biến gạo XK đạt chất lượng cao cũng nhờ sử dụng lò sấy của Năm Nhã. Ông Chính cho biết lò sấy cải tiến rất tiện lợi và rất hữu dụng vì tất cả các công đoạn đều được lắp đặt hệ thống tự động, ổn định chân quạt, tích khí đều, không cần trở mẻ, it tốn nhân công, giảm 25% chi phí SX.

Ngoài ông Bang và ông Chính ra, còn rất nhiều cơ sở chế biến gạo XK đã chọn thương hiệu lò sấy không trở mẻ Năm Nhã để đầu tư. Họ coi DN tư nhân Năm Nhã là ân nhân, là người bạn đồng hành trong quá trình SXKD lúa gạo. Nhiều người phấn khởi cho biết lúc chưa có máy sấy trở mẻ họ phải thuê từ 20 - 30 nhân công, nay chỉ cần 5 - 8 lao động.

Có thể nói ông Năm Nhã là một nông dân cần cù, một doanh nhân năng động, đầy bản lĩnh, dám nghĩ dám làm và làm tới nơi tới chốn. Tuy xuất thân từ một nông dân nhưng ông luôn luôn trau dồi học hỏi về quản trị kinh doanh, tham dự nhiều lớp bồi dưỡng về Marketting, về định hướng kế hoạch và tự học vi tính. Chiếc laptop và Apad hiện nay là người bạn đồng hành giúp ông quan hệ một cách hữu hiệu với nhiều đối tác trên thương trường.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm