| Hotline: 0983.970.780

Loại bỏ dần thuốc độc hại

Thứ Tư 29/05/2013 , 10:44 (GMT+7)

Ngày 28/5, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã trình Quốc hội xem xét, đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Bảo vệ và Kiểm dịch Thực vật. Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác kiểm dịch thực vật không còn phù hợp với thực tế.

* Nông sản xuất khẩu cũng kiểm dịch

* Kinh phí chống dịch sẽ do chủ thực vật chi trả

* Đề xuất bố trí cán bộ KDTV cho những xã có tỉ trọng nông nghiệp cao

Hôm qua 28/5, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã trình Quốc hội xem xét, đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Bảo vệ và Kiểm dịch Thực vật.

Cần thiết có Luật

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác kiểm dịch thực vật (KDTV) không còn phù hợp với thực tế. Đặc biệt, từ năm 2007 khi VN trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, tổng lượng hàng hóa xuất khẩu qua KDTV của VN đã tăng gấp 6 lần so với năm 2002, chủng loại hàng hóa xuất nhập khẩu cũng đa dạng, có tới 120 loại hàng hóa khác nhau. Yêu cầu về KDTV của các nước nhập khẩu đặc biệt là các thị trường khó tính và tiềm năng như Mỹ, châu Âu, Nhật… ngày càng cao trong khi đó văn bản quy phạm pháp luật của VN còn thiếu, chưa chặt chẽ và thấp hơn so với tiêu chuẩn quốc tế.


Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát

Chính vì vậy, việc xây dựng Luật Bảo vệ và KDTV là thực sự cần thiết và đóng một vai trò rất quan trọng trong quản lý Nhà nước về lĩnh vực KDTV. Cũng theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, Dự thảo Luật Bảo vệ và KDTV gồm 5 chương, 77 điều, trong đó có nhiều quy định mới giải quyết những vướng mắc đang tồn tại trong thực tế. Để phòng chống sinh vật gây hại, dự thảo luật qui định phải áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp coi trọng các biện pháp sinh học, cơ giới và kinh nghiệm trong dân gian. Chỉ được sử dụng biện pháp hóa học khi đã áp dụng các biện pháp sinh học mà không đạt hiệu quả gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Đồng thời cũng qui định trách nhiệm của chủ thực vật, nhằm nâng cao vai trò của chủ thực vật trong phòng chống sinh vật gây hại.

Về kinh phí chống dịch, dự thảo luật qui định rõ kinh phí chống dịch là của chủ thực vật và Nhà nước sẽ hỗ trợ khi cần thiết. Trong trường hợp cấp bách, dịch hại có nguy cơ bùng phát trên diện rộng, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT có quyền quyết định xuất ngay thuốc BVTV tại nguồn dự trữ quốc gia có giá trị tương đương với 1 tỉ đồng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. UBND cấp tỉnh, TP trực thuộc TƯ có thẩm quyền công bố dịch trên địa bàn, Bộ NN-PTNT chỉ công bố dịch khi có hai tỉnh trở lên phát dịch hoặc khi phát hiện sinh vật gây hại lạ, sinh vật gây hại nguy hiểm. Về kiểm dịch thực vật, dự luật đã qui định hàng hóa có nguồn gốc thực vật trước khi nhập khẩu phải phân tích nguồn gốc nguy cơ dịch hại. Đồng thời vật thể kiểm dịch khi xuất khẩu phải được cơ quan kiểm dịch tiến hành kiểm dịch trước khi xuất khẩu và phải đảm bảo tuân thủ yêu cầu kiểm dịch của nước nhập khẩu. Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT có thể cấm xuất, nhập khẩu vật thể kiểm dịch.

Loại bỏ thuốc độc hại

Về thuốc BVTV, dự thảo qui định rõ các loại thuốc BVTV không được đăng kí được sử dụng ở VN, những loại thuốc bị loại bỏ ra khỏi danh mục. Đây là nội dung mới nhằm loại bỏ dần các loại thuốc BVTV độc hại, gây ảnh hưởng đến môi trường. Qui định quản lý chặt chẽ đối với các loại thuốc BVTV xông hơi, khử trùng là những loại thuốc rất độc hại. Qui định về việc xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật, bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm trong đó nhấn mạnh việc nghiêm cấm nhập khẩu và nhân nuôi sinh vật gây hại, sử dụng thuốc BVTV trái qui định.

Bổ sung chính sách đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để chọn tạo giống cây trồng có sức chống chọi sinh vật gây hại cao, khuyến khích sản xuất kinh doanh các loại thuốc BVTV sinh học, thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm. Xây dựng các vùng không nhiễm sinh vật gây hại, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng, khuyến khích sản xuất các loại bao gói thuốc BVTV được làm bằng vật liệu dễ tái chế, thân thiện với môi trường. Về cải cách hành chính, dự thảo luật thể hiện rõ quan điểm xã hội hóa khuyến khích các hoạt động kiểm dịch thực vật, hành nghề kiểm dịch thực vật, hỗ trợ người sản xuất, khảo nghiệm thực vật. Khuyến khích các hoạt động của tổ chức xã hội nghề nghiệp về bảo vệ KDTV. Qui định điều kiện hành nghề KDTV, khảo nghiệm, sản xuất buôn bán thuốc BVTV.

Dự thảo Luật Bảo vệ và KDTV của Bộ NN-PTNT được Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội đánh giá cao và đề nghị QH đưa ra xem xét đóng góp ý kiến. Theo ông Phan Xuân Dũng – Chủ nhiệm UB KHCN&MT, để dự luật sát với thực tế cần phải làm rõ thêm một số khái niệm như: sinh vật gây hại nguy hiểm, vật thể kiểm dịch, thực vật và tài nguyên thực vật… hoặc một số qui định còn chung chung cần nghiên cứu thêm và có dẫn chiếu cụ thể.

Về qui định hệ thống cơ quan quản lí KDTV, nhiều ý kiến cho rằng nếu bố trí thêm cán bộ KDTV ở cấp xã sẽ tăng biên chế hành chính. Theo ông Dũng thì hệ thống KDTV hiện nay mới được ổn định ở hai cấp tỉnh, huyện còn ở cấp xã thì 1 cán bộ công chức kiêm nhiệm nên công tác BVTV không được quan tâm đúng mức do đó công tác BVTV còn thiếu cả về nhân lực và năng lực vì vậy hệ thống tổ chức BVTV cần được tổ chức theo cấp hành chính và cấp vùng, đối với cấp xã thì qui định theo hướng các xã có tỉ trọng sản xuất nông nghiệp lớn phải bố trí một cán bộ chuyên môn KDTV kiểm soát hành vi gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm.

+ Từ 2007-2012, lực lượng KDTV đã trên 400 lần phát hiện dịch hại với khối lượng xấp xỉ 270 ngàn tấn hàng hóa (ngô, bột bã ngô, bột mì, khô dầu đậu tương, lúa mì…) từ các nước Mỹ, Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Nga…

+ Vật thể kiểm dịch khi xuất khẩu phải được cơ quan kiểm dịch tiến hành kiểm dịch trước khi xuất khẩu và phải đảm bảo tuân thủ yêu cầu kiểm dịch của nước nhập khẩu.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm