| Hotline: 0983.970.780

Loạn nhà vì osin đòi ăn Tết đến Rằm

Thứ Hai 18/02/2013 , 08:51 (GMT+7)

Về quê ăn Tết nặng túi lương, thưởng, quà Tết và nhiệt tình hứa hẹn lên sớm nhưng rốt cuộc, đa số người giúp việc vẫn chơi bài "bùng", khiến nhiều nhà khốn đốn.

Về quê ăn Tết nặng túi lương, thưởng, quà Tết và nhiệt tình hứa hẹn lên sớm nhưng rốt cuộc, đa số người giúp việc vẫn chơi bài "bùng", khiến nhiều nhà khốn đốn.

Vợ chồng cãi nhau vì không có người trông con

Sáng sớm ngày mồng 6 Tết vợ chồng chị Bùi Thị Hoa ở Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội, đã cãi nhau um tỏi vì không ai chịu ở trông con khi osin về quê chưa chịu ra mà cả vợ - chồng chị Hoa đều phải đi làm khai xuân ngày mồng 6 Tết. Chồng muốn đi, vợ cũng không muốn trốn việc đầu năm.

Chị Hoa chia sẻ: “Cô giúp việc ở với nhà tôi trước Tết nằng nặc xin về quê sớm, trước khi về cô ấy cũng hứa hẹn: cho cô về sớm mồng 5 cô ra trông con cho mà đi làm. Đinh ninh là đúng hẹn giúp việc sẽ lên, nhưng vợ chồng tôi chờ mãi hết ngày mồng 5 vẫn chưa thấy bóng cô giúp việc đâu, gọi điện thì “tò te tí” không liên lạc được. Hai vợ chồng nháo nhào, cuống cuồng phân công người ở nhà trông con, không ai chịu ai thế là cãi nhau ầm ĩ”.

Chị Hoa kể tiếp: “Cuối cùng không biết làm thế nào, nhà hai đứa con chồng một đứa, vợ một đứa, đưa con lên cùng cơ quan làm việc đầu năm. Lên cơ quan mới thấy nhiều nhà bố mẹ con cái phải dắt díu nhau đi làm”.

Cùng cảnh nhà chị Hoa, nhà anh Nguyễn Duy Khánh (Trung Tự) cũng rơi vào cảnh khốn đốn vì ô sin đòi kéo dài ngày ăn Tết.

Anh Khánh tâm sự: “Hai vợ chồng cùng công ty, trước Tết đã có hẹn với khách hàng mồng 7 Tết ký hợp đồng nên mồng 6 hai vợ chồng phải bay đi Singapore để ký. Năm nào cũng rơi vào tình cảnh bị ô sin bỏ bom nên tôi đã đề phòng trước rồi, thế mà năm nay vẫn ăn "bom tấn".

Trước Tết, cô ô sin kêu cần tiền cho con đi xuất khẩu lao động mà không biết xoay ở đâu. Vợ chồng anh như bắt được vàng nên bảo cô giúp việc: "Mồng 6 Tết vợ chồng cháu phải đi nước ngoài công tác, cô năm nay về Tết lên sớm thì cháu cho cô vay thêm một tháng lương nữa. Nhưng cô phải ký giấy cho cháu hứa chắc chắn là mồng 5 lên. Cô giúp việc hớn hở đồng ý ngay, ký luôn vào giấy vay lương và không quên hẹn lên đúng mồng 5 Tết lên làm việc.

Thế nhưng tối mồng 4 Tết tôi gọi điện nhắc cô ấy lên, cô lôi đủ lý do chú em họ vừa mất đợi qua 3 ngày đã, rồi làm cơm tiễn con xin khất đến chiều mồng 6 lên. Mình gào thét, dọa trừ lương cũng không có hiệu quả giúp việc cứ khăng khăng mồng 6 mới lên".

Lúc này,cả hai vợ chồng tôi rối cả lên không biết tìm đâu người trông con vì hết mồng 4 ông bà đã đi TP HCM thăm bạn bè, thuê giúp việc theo giờ ở trung tâm thì cháy hàng chỉ có giúp dọn nhà không có người trông trẻ con.

Sáng mồng 6 Tết tay kéo vali tay dắt con sang hàng xóm gửi. "Chỉ cầu mong bà osin ra đúng hẹn không thì tối nay hai đứa con bơ vơ. Cũng may đầu giờ chiều hôm nay cô giúp việc gọi điện bảo lên rồi, vừa rước hai đứa trẻ về nhà", chị vợ thở phào.

Chồng nghỉ ở nhà trông con cho vợ đi làm

Chị Trần Thị Thủy ở Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội vợ làm kế toán, chồng làm kĩ thuật. Sau Tết osin gọi điện bảo không lên sớm đâu, sau rằm mới lên, nịnh nọt tăng lương mấy ngày Tết osin nhất định không chịu. Không còn cách nào khác vì rảnh hơn nên chồng chị Thủy phải lên cơ quan cắt phép xin nghỉ tiếp để ở nhà trông con cho vợ đi làm.

Chị Thủy chia sẻ: "Trước Tết mình đã giữ lại nửa tháng lương của giúp việc và dặn trước nếu cô không lên đúng hẹn thì cháu không trả lại khoản lương đấy đâu. Còn cô lên sớm thì tặng thêm nửa tháng lương nữa coi như mừng tuổi. Nhưng mồng 6 Tết, đến ngày đi làm, giúp việc vẫn khăng khăng ăn rằm xong mới chịu lên. Cô giúp việc còn phán, không cho thì nghỉ việc nửa tháng lương chẳng cần. Mình hết cách, cũng may đầu năm chồng chưa có dự án nào và cũng hiểu công việc của vợ nên mới chấp nhận nghỉ phép ngày đầu năm để cho vợ đi làm".

"Năm nào cũng thế, mình cưng nựng chiều chuộng giúp việc vô cùng. Nhưng họ đi làm mà chẳng có chút trách nhiệm nào. Hứa hươu hứa vượn đủ thứ rồi cũng thất hẹn", chị Thủy than thở.

Với danh nghĩa đi tìm giúp việc theo giờ mấy ngày ra Tết, phóng viên liên lạc với một số trung tâm dịch vụ giúp việc và đều nhận được câu trả lời: "Hết giúp việc rồi, hoặc chỉ dọn nhà thôi không có người trông trẻ cả ngày đâu". Nhiều trung tâm có người làm thì hét giá mỗi ngày là 400.000 đồng, thậm chí còn hơn nữa. Giá chát "cắt cổ" nhưng ô sin trung tâm vẫn "cháy", nhiều nơi hẹn một tuần nữa mới có giúp việc đến nhà, thậm chí nói thẳng: "Cứ chờ qua Rằm mới xông xênh được”.

(Theo kienthuc)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm