| Hotline: 0983.970.780

Lộc biển đầu năm

Thứ Hai 30/01/2012 , 09:22 (GMT+7)

Tết đến xuân về, mọi người, mọi nhà đoàn tụ bên nhau nhưng đối với nhiều ngư dân họ vẫn lênh đênh đón tết trên biển để kịp cập bến với những chuyến biển đầy khoang.

Tết đến xuân về, mọi người, mọi nhà đoàn tụ bên nhau nhưng đối với nhiều ngư dân họ vẫn lênh đênh đón tết trên biển để kịp cập bến với những chuyến biển đầy khoang.

KHÁNH HÒA: TÀU VỀ ẮP CÁ

Cảng cá Hòn Rớ, xã Phước Đồng, TP Nha Trang (Khánh Hòa) sáng ngày mùng 7 tết, trời mưa tầm tã thế nhưng quang cảnh vẫn thật nhộn nhịp, tấp nập cảnh người thì mua bán cá, người thì chuẩn bị lưới, thực phẩm, đá ướp lạnh, dầu cho chuyến biển đầu năm… Sau chuyến biển chẵn 20 ngày đón tết trên biển, tàu cá KH 90037 có công suất 160CV chuyên làm nghề lưới cản của anh Lê Tiến Bộ cập bến với đầy khoang tôm cá.

 Vừa về đến bến chưa kịp xuất cá đã gặp chúng tôi, anh Bộ phấn khởi: “Các anh là người đầu tiên xông đất tàu của tôi đó, hy vọng nhà báo xông đất cả năm tôm cá sẽ đầy khoang”. Chuyến đi biển này anh Bộ và các bạn tàu được biển ban lộc 10 tấn cá các loại. Bình quân xuất tại cảng giá 30.000 đồng/kg thì chuyến biển 20 ngày anh thu được khoảng 300 triệu đồng, trừ chi phí tiền dầu, tiền mua đá, thực phẩm hết 140 triệu anh còn lãi 160 triệu đồng.

Cạnh đó, tàu cá KH 94059TS có công suất 350CV làm nghề lưới cản của bác Đoàn Ngọc cũng vừa cập bến, tiếng cười nói rôm rả của các bạn tàu đang bốc cá lên bán. Không vui sao được khi chuyến biển này 2 khoang tàu của bác Ngọc cá đầy ắp, ngay trong buổi sáng cập cảng, các bạn hàng đã mua hết khoang cá đầu tiên được gần 6 tấn, khoang còn lại để hôm sau mới bán ước chừng cũng được trên 5 tấn cá. Do tàu đánh cá chủ yếu là cá dọc dưa nên giá xuất bán ngay tại cảng khá cao cộng với ngày tết giá cá bán cao hơn ngày thường, đạt 35.000 đồng/kg, bác Ngọc còn lãi trên 250 triệu đồng.

Không chỉ niềm vui đầu năm được biển ban lộc, ngư dân Khánh Hoà năm nay còn vui hơn khi những ngư dân đánh bắt thuỷ sản xa bờ được Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí, cụ thể mỗi tàu đánh bắt thuỷ sản có công suất từ 300CV trở lên được hỗ trợ khoảng 45 triệu đồng, tàu từ 100 – 200CV được hỗ trợ từ 15 - 20 triệu đồng.

Bác Ngọc cho biết: “Tàu của tôi xuất bến từ ngày 12 tháng Chạp, anh em tụi tôi đón giao thừa ở khu vực biển Trường Sa. Biết là đón tết trên biển nên chuyến đi này tôi đã chuẩn bị đầy đủ rượu bia, bánh kẹo để anh em đón tết, chỉ không có bánh chưng và hoa thôi chứ mọi hương vị ngày tết đều có cả”. Theo bác Ngọc thì chuyến biển này bác chia cho 10 bạn tàu mỗi người 6 triệu đồng.

Theo BQL Cảng cá Hòn Rớ, những ngày đầu năm mới mỗi ngày có khoảng 30 – 40 tàu cá cập bến, sau gần một tháng khai thác và đón giao thừa trên vùng biển Trường Sa, các tàu câu cá ngừ đại dương, lưới cản lần lượt cập bến, mỗi tàu mang theo về 1 – 2 tấn cá ngừ đại dương, còn lưới cản đạt khoảng 10 tấn cá các loại. Cuối buổi sáng, từng chiếc tàu đánh bắt thuỷ sản xa bờ của ngư dân lần lượt xuất bến hướng về vùng biển Trường Sa bắt đầu đánh bắt vụ mới với bao hy vọng về vụ cá đầy ắp khoang, giá bán cao hơn năm trước.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm