| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:

Lọc hóa dầu Nghi Sơn - bước đột phá trong ngành lọc hóa dầu Việt Nam

Chủ Nhật 23/12/2018 , 17:08 (GMT+7)

Chiều 23/12, tại Khu kinh tế Nghi Sơn (huyện Tĩnh Gia) UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) tổ chức Lễ Vận hành Thương mại Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn. 

Toàn cảnh Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự buổi lễ.

Liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn (dự án) được Ban Quản lý khu kinh tế (KKT) Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngày 14/4/2008. Dự án được đầu tư bởi 4 đối tác là Tập đoàn dầu khí Việt Nam (25,1%), Công ty Idenmitsu Kosan (35,1%), Công ty Hóa chất Mitsui (4,7%), Tập đoàn dầu mỏ Cô-oét (35,1%) với tổng vốn 9 tỷ USD, công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm; diện tích 395,62 ha trên bờ và 913,7 ha mặt nước.

Dự án khởi công ngày 23/10/2013, đạt các tiêu chí nghiệm thu ban đầu vào ngày 14/12/2018 và bắt đầu chuyển sang giai đoạn vận hành Thương mại.

Năm 2018, NSRP đã nhập hơn 4 triệu tấn dầu thô, tổng sản lượng các sản phẩm trong năm 2018 là 4,5 triệu tấn; nộp ngân sách trên 8.000 tỷ đồng, đưa tổng thu ngân sách của Tỉnh Thanh Hóa lên mức 23.000 tỷ đồng (cao nhất từ trước tới nay). Giai đoạn xây dựng, tổng thầu JGCS đã ký hợp đồng với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực hiện các gói thầu với giá trị hợp đồng lên tới 40.000 tỷ; giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động địa phương; đóng góp hàng chục nghìn tỷ đồng từ việc nộp thuế của các nhà thầu thi công và thuế nhập khẩu. Với thời gian vận hành 70 năm, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ được tham gia các hợp đồng cung cấp dịch vụ, đồ dùng, văn phòng phẩm, dọn dẹp vệ sinh môi trường xung quanh khu vực nhà máy…

Đến nay, NSRP đã tuyển dụng 1.327 người (204 lao động nước ngoài), chủ yếu là kỹ sư, chuyên gia, lao động có tay nghề kỹ thuật cao.

Sự xuất hiện của Liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn đã góp phần tăng thu hút đầu tư vào KKT Nghi Sơn qua các năm với 192 dự án đầu tư trong nước có tổng vốn đăng ký đầu tư 113.379 tỷ đồng và 19 dự án FDI tổng vốn đầu tư 12.862,9 triệu USD; vốn thực hiện lũy kế đạt 48.637,27 tỷ đồng và 9.442,1 triệu USD.

Đây là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với NSRP cũng như đối với Thanh Hóa, đánh dấu dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn chính thức chuyển sang giai đoạn vận hành Thương mại. Dự kiến năm 2019, dự án vận hành đạt khoảng 80% công suất thiết kế; đóng góp rất lớn vào nguồn thu ngân sách Nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng và hoàn thành các mục tiêu KT-XH tỉnh Thanh Hóa đề ra. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ
Toàn cảnh buổi lễ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn nút ấn hành Lễ Vận hành Thương mại Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đây là dự án trọng điểm quốc gia về dầu khí có quy mô đầu tư lớn nhất từ trước đến nay và là bước đột phá trong ngành lọc hóa dầu Việt Nam. Thủ tướng hoan nghênh các cơ quan, ban, ngành, đặc biệt là Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện; ghi nhận đánh giá cao, sự ủng hộ của người dân Tĩnh Gia đã di dời tái định cư để triển khai dự án.

Dự án này có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước; cho thấy đội ngũ kỹ sư, công nhân Việt Nam đã làm chủ công nghệ và đảm nhận nhiều vị trí quan trọng trong nhà máy lọc dầu. Thủ tướng cầu chủ đầu tư phát huy kết quả đạt được, hoạt động ổn định, an toàn; tuân thủ bảo vệ môi trường, hoàn thành các thủ tục nghiệm thu công trình và tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam; giải quyết tốt công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân, nhất là đồng bào tái định cư.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm