| Hotline: 0983.970.780

Lợi ích kép từ công trình giảm rủi ro thiên tai

Thứ Hai 23/12/2019 , 13:10 (GMT+7)

Không chỉ giúp hạn chế ảnh hưởng của thiên tai, các công trình xây dựng giảm rủi ro thiên tai còn mang rất nhiều lợi ích ý nghĩa khác cho người dân ĐBSCL.

08-46-07_20191120_115305
Người dân đi lại trên công trình kè chống xói lở bờ sông Tiền khu vực thị trấn Thường Thới Tiền.

Điển hình cho việc phát huy đa lợi ích từ các công trình giảm rủi ro thiên tai là công trình kè ở thị trấn Thường Thới Tiền. Công trình Tiểu dự án đầu tư xây dựng công trình kè chống xói lở bờ sông Tiền thuộc Dự án Quản lý và giảm nhẹ rủi ro hạn hán và lũ lụt tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.

Dự án được thực hiện từ vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), vốn hỗ trợ không hoàn lại từ AusAID, vốn đối ứng Trung ương và địa phương.

Thông tin từ UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, trước những diễn biến phức tạp của tình hình sạt lở xảy ra tại thị trấn Thường Thới Tiền, tháng 9/2013, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp có quyết định phê duyệt tiểu dự án trên. Công trình có tổng chiều dài hơn 6km, gồm 2 giai đoạn.

Trong đó, giai đoạn 1 thực hiện chiều dài hơn 3km, rộng 30m, tương đương khoảng 12,8ha. Tổng vốn đầu tư công trình hơn 200 tỷ đồng, nhằm bảo vệ cho trên 10.000 hộ dân sinh sống ổn định bên trong bờ sông Tiền.

Ông Nguyễn Văn Nhiều, Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp chia sẻ, kè chống xói lở khu vực thị trấn Thường Thới Tiền là công trình thủy lợi cấp IV. Đây là dự án quan trọng nhằm chống sạt lở đất bờ sông Tiền, bảo vệ dân cư, đất sản xuất và cơ sở hạ tầng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Đây cũng là công trình trọng điểm, tiền đề thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến tham gia đầu tư nhằm phát triển đô thị ven sông Tiền.

Ngoài công trình kè tại thị trấn Thường Thời Tiền, các công trình nạo vét kênh, xây cầu, làm cống thuộc Tiểu dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh trục tiêu thoát lũ và cung cấp nước tưới cho vùng Đồng Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp) cũng đang hỗ trợ người dân nơi đây giảm thiểu rủi ro trong mùa lũ và thiếu nước trong mùa kiệt.

Tiểu dự án này cũng thuộc Dự án Quản lý và giảm nhẹ rủi ro hạn hán và lũ lụt Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng do ADB và AusAID tài trợ, gồm các công trình thủy lợi cấp III như nạo vét kênh Cái Cái, kênh Tân Công Chí - Đốc Vàng Hạ, xây dựng Cầu Long Sơn Ngọc, cầu Bàu Lức, cầu Cả Trấp 2 và cầu Cả Trấp 3.

Theo ông Nguyễn Văn Nhiều, trước đây nhiều kênh ở huyện Tam Nông và huyện Tân Hồng cạn kiệt ảnh hưởng đến việc khả năng bơm tưới, vận tải thủy vào mùa khô. Còn mùa lũ, làm kéo dài thời gian ngập nước trên ruộng, ảnh hưởng đến việc xuống giống sớm đồng loạt vụ Đông Xuân, các diện tích trũng ngập phải bơm tiêu kéo dài, chi phí lớn.

08-46-07_nh_2
 
Dự án Quản lý và giảm nhẹ rủi ro hạn hán và lũ lụt tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (ADB-GMS1) có tổng mức đầu tư là 64,359 triệu USD, trong đó vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là 45 triệu USD cộng các nguồn vốn khác.

Ngoài ra, tình trạng bờ bao, cống bọng chưa hoàn chỉnh ảnh hưởng đến việc chống lũ bảo vệ lúa Hè Thu, việc đưa cơ giới vào đồng ruộng phải theo đường thủy, mất nhiều thời gian, công sức. Vì vậy, các công trình thủy lợi cấp III trên là rất cần thiết. Mặc dù trong qua trình xây dựng, gặp nhiều khó khăn nhưng với quyết tâm cao của chủ đầu tư và chính quyền địa phương, các công trình đã hoàn thành và phát huy hiệu quả của nó.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Nguyễn Trường Sơn chia sẻ, khu vực ĐBSCL có vị trí rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nhưng cũng là vùng dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đặc biệt liên quan đến việc khai thác và quản lý nguồn nước của sông Mê Kông.

Do đó, việc các dự án trên được đầu tư và đi vào hoạt động mang lại lợi ích kép cả trong đời sống sản xuất và phòng chống thiên tai cho người dân một số vùng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu tại ĐBSCL.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm