| Hotline: 0983.970.780

Lợi ích thấp so với tiềm năng

Thứ Năm 31/10/2013 , 09:59 (GMT+7)

Sáng 30/10, Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội thảo “Công bố báo cáo tổng hợp đánh giá tác động của việc thực hiện các cam kết WTO và khu vực đối với ngành NN-PTNT”.

Sáng 30/10, Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội thảo “Công bố báo cáo tổng hợp đánh giá tác động của việc thực hiện các cam kết WTO và khu vực đối với ngành NN-PTNT”.

Theo báo cáo đánh giá tác động của việc thực hiện các cam kết WTO và khu vực đối với ngành NN-PTNT, việc gia nhập WTO tạo ra nhiều cơ hội để mở rộng thị trường XK cho hàng hóa của Việt Nam, nhất là nông sản và thủy sản.

Tổng kim ngạch XK các loại nông, lâm, thủy sản năm 2012 đạt 27,5 tỷ USD, tăng 2,5 lần so với mức 10,6 tỷ USD vào năm 2006. Nhiều mặt hàng như thủy sản, đồ gỗ, gạo, sao su, cà phê, hạt điều, sắn lát đều đạt kim ngạch XK trên 1 tỷ USD. Cơ cấu kinh tế nông thôn cũng có những chuyển biến tích cực.

Đến năm 2012, trong nông thôn, công nghiệp và dịch vụ đã chiếm xấp xỉ 6,1% cơ cấu kinh tế; công nghiệp chế biến nông sản và ngành nghề nông thôn có bước phát triên khá. Năm 2010, cả nước có khoảng 4.900 cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản quy mô vừa và lớn, hàng chục nghìn cơ sở chế biến nhỏ… Nhờ đó, thu nhập của người nông dân nông thôn ngày càng được cải thiện.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên, nông nghiệp, nông thôn cũng phải đối mặt với không ít những tác động bất lợi. Thậm chí so với các ngành, lĩnh vực khác của nền kinh tế, ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn còn chịu nhiều bất lợi hơn. Tham gia các hiệp định thương mại quốc tế và khu vực đồng nghĩa với việc thực hiện lộ trình giảm thuế thu nhập của một số nông sản, thực phẩm, đặc biệt là thịt chế biến và bánh kẹo, sữa, thịt bò, thịt lợn…

Như vậy, hàng hóa thị trường nội địa sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt của hàng hoá NK, đồng thời nông lâm, thủy sản XK cũng không được hưởng trợ cấp XK như trước khi gia nhập WTO.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu, cho biết: Sau 6 năm gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và các Hiệp định khu vực mậu dịch tự do, Việt Nam đã đạt được những thành quả quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Đối với ngành NN-PTNT, quá trình hội nhập tạo ra nhiều cơ hội và đem lại nhiều kết quả tích cực.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Thu cũng thẳng thắn thừa nhận những hạn chế của ngành khi gia nhập WTO: Các ích lợi do quá trình hội nhập kinh tế đem lại cho nền nông nghiệp Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với tiềm năng thực tế. Chính vì thế mà kim ngạch XK vẫn còn chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp và giá trị gia tăng thấp.

Nguyên nhân trước hết là chúng ta còn thiếu sự nghiên cứu, quá trình triển khai chưa có sự chuẩn bị đúng mức về nội lực cho các DN và nông dân. Việc thay đổi chính sách chưa bắt kịp với những cam kết cần thực hiện, và thiếu vắng những hoạt động hỗ trợ về mặt kỹ thuật, pháp lý, tiêu chuẩn chất lượng để thực hiện hiệu quả các cam kết...

Ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn, chia sẻ: Quá trình hội nhập vừa qua đã chứng minh thế mạnh không ngờ của ngành nông nghiệp Việt Nam: Xuất phát điểm rất thấp, các cam kết hội nhập rất nặng nề, và trong bối cảnh chung là các nước trên thế giới đều rất e ngại khi nói đến hội nhập về ngành nông nghiệp, thì ngành nông nghiệp Việt Nam mặc dù gặp rất nhiều khó khăn đã vươn lên mức XK cao kỷ lục. Chúng ta XK tốt ngay cả khi nền kinh tế thế giới gặp bất lợi và các ngành khác đều thâm hụt thương mại.

Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta làm tốt tất cả. Phải nói rằng, nông dân Việt Nam có thể chủ động được trong khâu sản xuất. Nhưng khâu bán hàng lại kém, vì thế, bán ở đâu, bán như thế nào thì Nhà nước phải tham gia.

Hiện nay chúng ta có rất nhiều cơ quan tổ chức hỗ trợ cho sản xuất, nhưng rất thiếu cơ quan tổ chức hỗ trợ cho công nghệ sau thu hoạch (bảo quản, chế biến), thương mại và dự báo thị trường bên ngoài. Do đó, cần có những chương trình nghiên cứu, cần có công cụ phân tích và lực lượng chuyên gia chuyên trách cho mảng này.

“Ở khâu tiêu thụ nông sản, người nông dân chỉ trông cậy vào tư thương, thương lái. Còn DN thì lại bơ vơ, cạnh tranh lẫn nhau. Do đó, chúng ta không chỉ có quản lý, không chỉ có bắt phạt, kiểm soát, ngăn chặn nhữnh hành động sai trái mà chúng ta phải hỗ trợ, hướng dẫn và nâng đỡ, mở đường cho DN - nông dân kết nối với nhau và kết nối với thị trường. Nhiều biện pháp tổ chức thể chế của chúng ta còn nhiều ràng buộc, còn hạn chế và chưa phát huy hết được hiệu quả về các cam kết mà chúng ta đã làm”, ông Sơn nói...

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm