| Hotline: 0983.970.780

Lợi ích trồng rừng gỗ lớn

Thứ Sáu 23/11/2018 , 15:05 (GMT+7)

Phong trào trồng rừng gỗ lớn tại Thanh Hóa diễn ra từ khoảng 4-5 năm trở lại đây. Đến nay, tổng diện tích rừng gỗ lớn toàn tỉnh đạt 40.500/160.000 ha rừng trồng.

10-22-05_rung_go_lon_l_xu_the_tt_yeu_trong_tuong_li
Trồng rừng gỗ lớn là xu thế tất yếu

Bà Phạm Thị Hà, thôn 6, xã Thành Kim (Thạch Thành) cho biết, năm 2010, gia đình bà nhận khoán 4,5ha rừng sản xuất của Ban Quản lý Rừng phòng hộ Thạch Thành. Lúc đó, bà trồng giống keo tai tượng Úc, mục đích là bán nguyên liệu gỗ dăm, mật độ trồng 1.600 cây/ha.

Do trồng với mật độ dày, sau 5 năm, sản lượng gỗ nguyên liệu bà thu được chỉ khoảng 400 tấn. Với giá bán “đứng” tại vườn 600.000 đồng/tấn, gia đình bà thu về 240 triệu đồng. Trừ các chi phí đầu vào, công chăm sóc, gia đình bà lãi khoảng 150 triệu đồng/4,5ha/5 năm, tương đương khoảng 6,5 triệu đồng/ha/năm.

Sau chu kỳ đầu tiên, được tiếp cận kỹ thuật, quy trình trồng rừng gỗ lớn, gia đình bà Hà quyết định chuyển sang trồng rừng gỗ lớn cũng bằng giống keo tai tượng Úc. Mật độ trồng rừng gỗ lớn được giảm xuống chỉ còn 1.330 cây/ha.

Ba năm đầu, gia đình bà kết hợp bón phân chăm sóc, tỉa thưa chỉ còn khoảng 900-1.000 cây/ha nên cây không bị cạnh tranh ánh sáng và chất dinh dưỡng, lại được bón phân đạm hàng năm nên cây keo phát triển nhanh, dáng thẳng. Sau 3 năm trồng có những gốc đã đạt 15-20cm (chu vi gốc 45-55cm); gấp 1,5 lần so với cách trồng truyền thống. Nếu thu hoạch ở thời điểm này có thể đạt khoảng 40-50 tấn/ha.

“Theo lý thuyết, đến năm thứ 10 thì cây keo có thể đạt 130-140 tấn/ha. Trong số này có khoảng 1/3 sản lượng sẽ bán gỗ dăm; 2/3 còn lại sẽ bán với giá gấp đôi. Tính ra, mỗi ha có thể bán được trên dưới 130 triệu đồng. Với 4,5ha, gia đình tôi có thể thu về gần 600 triệu đồng, cao gấp 2,5 lần so với trồng gỗ dăm nguyên liệu.

Trong khi đó, nhờ chu kỳ trồng 10 năm nên sẽ giảm được 1 lần vào giống so với chu kỳ 5 năm, tức là tiết kiệm được khoảng 15 triệu đồng/ha. Trồng theo hình thức này, lãi ròng có thể đạt khoảng 12-15 triệu đồng/ha/năm. Trồng rừng gỗ lớn hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với trồng rừng bán gỗ dăm”, bà Hà cho hay.

Theo số liệu từ Chi cục Lâm nghiệp Thanh Hóa, phong trào trồng rừng gỗ lớn 5 năm lại đây phát triển rất nhanh. Hiện toàn tỉnh có khoảng 40.500/160.000ha rừng gỗ lớn. Diện tích trồng rừng gỗ lớn tập trung nhiều nhất tại các huyện Lang Chánh, Như Xuân, Như Thanh, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Triệu Sơn, Thọ Xuân. Trồng rừng gỗ lớn, mật độ thấp nên trong thời gian cây keo chưa khép tán, một số hộ dân còn trồng nghệ dưới tán rừng để tăng thêm thu nhập. Một số đơn vị như Ban Quản lý Rừng phòng hộ Lang Chánh còn liên kết chuỗi để tạo đầu ra ổn định cho cây keo gỗ lớn.

10-22-05_nho_chm_soc_tot_su_3_nm_duong_kinh_goc_keo_nh_b_h_dt_15-20_cm
Nhờ chăm sóc tốt, sau 3 năm đường kính gốc keo nhà bà Hà đã đạt 15-20cm

“Không chỉ các Ban Quản lý rừng phòng hộ tổ chức trồng, rất nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã thay đổi nhận thức, chuyển sang trồng rừng gỗ lớn. Tại huyện Lang Chánh, Ban Quản lý rừng phòng hộ còn cấp giống cho bà con, hướng dẫn quy trình trồng rừng gỗ lớn sau đó thu mua cho người dân. Ban cũng đầu tư cơ sở để chế biến gỗ tại chỗ. Có thể khẳng định, trồng rừng gỗ lớn sẽ là xu thế tất yếu trong trồng rừng nguyên liệu”, ông Đàm Văn Hùng, Chi cục phó Chi cục Lâm nghiệp Thanh Hóa cho biết.

Ông Mai Văn Đảm, Phó Giám đốc Ban Quản lý Rừng phòng hộ Thạch Thành chia sẻ, việc trồng rừng gỗ lớn là xu thế phát triển tất yếu của người trồng rừng hiện nay. Đến thời điểm này, khi thấy được lợi ích của trồng rừng gỗ lớn, không cần tuyên truyền, nhiều hộ dân cũng đã làm theo.

 

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm