| Hotline: 0983.970.780

Lời kể nạn nhân bị lừa bán sang TQ (Tiếp theo& hết)

Thứ Ba 25/12/2012 , 09:51 (GMT+7)

Khách làng chơi cứ mò vào động là gọi cho bằng được “người đẹp tóc dài”, vậy nên có ngày chị Hường phải tiếp đến 30 lượt khách.

Từ đó, hàng ngày em (chị Đỗ Thị Hường, quê ở xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An - PV) trở thành “cái máy” đẻ tiền cho mụ chủ chứa này và bị bọn đàn em giám sát rất cẩn thận, kể cả đi vệ sinh cũng có người theo. Khách làng chơi cứ mò vào động là gọi cho bằng được “người đẹp tóc dài”, vậy nên có ngày em phải tiếp đến 30 lượt khách.

>> Lời kể nạn nhân bị lừa bán sang Trung Quốc

Uất hận, tủi cực, em đã cầm kéo cắt xoẹt mái tóc dài của mình. Một năm sau, thấy em ngoan ngoãn “làm việc”, mụ ta mới nới lỏng việc giám sát. Lợi dụng một đêm tối trời em bỏ trốn khỏi cái địa ngục trần gian ấy. Em chạy bán sống bán chết qua nhiều ngọn đồi rồi lạc vào một bãi tha ma. Khát nước quá, thấy một cái huyệt vừa cải táng có vũng nước, em lê đến uống ừng ực rồi lịm đi lúc nào không biết. Em chỉ tỉnh lại khi bị cơn đói hành hạ. Thật may, cạnh đó có một ngôi mộ mới chôn, em trườn đến lấy bát cơm cúng cho vào miệng nhai ngấu nghiến. Một phụ nữ đi thăm mộ nhìn thấy em. Chị ta sợ líu cả lưỡi, miệng ú ớ bằng tiếng Việt “ma…ma”. Nghe thấy tiếng mẹ đẻ, em bỗng khóc nức nở. Thấy vậy chị ta định thần lại rồi vỗ về bảo: “Về ở với dì, chịu khó làm ăn rồi dì sẽ gửi về Việt Nam”. Tin lời, em đã ra sức làm việc cho gia đình người phụ nữ này, không quản ngày đêm.


Chợ Vân là địa chỉ hiếm hoi mà chị Hường nhớ sau 20 năm xa quê để tìm về nhà

Mấy tháng sau, bỗng có một người thanh niên tên A Lý tìm đến nhà, bà ta bảo em gói gém đồ đạc đi theo hắn. Chuyến xe nặng nề lăn bánh cuối cùng thả em xuống một vùng quê nghèo xác xơ. A Lý ra hiệu bảo hắn đã mua em làm vợ. Hoá ra, mẹ A Lý đã chết, 3 cha con đàn ông ở với nhau. Đêm “tân hôn” trên chiếc giường ọp ẹp, em lại nằm bất động, mắt mở trừng trừng, ráo hoảnh, mặc A Lý muốn làm gì thì làm. Buổi sáng, hai anh em A Lý vào rừng, ông bố A Lý ở nhà một mình lại xông đến vật em ra giường cưỡng hiếp. Buổi chiều, đến lượt thằng em A Lý ở nhà một mình để canh chừng và hắn lại tiếp tục cưỡng đoạt em lần nữa. Từ đó về sau, hằng ngày, em phải nai lưng làm việc quần quật từ mờ sáng đến chập tối và phải làm nô lệ tình dục cho cả 3 cha con A Lý. Đắng cay, tủi nhục ê chề, ý định phải trốn khỏi cái gia đình loạn luân này lại trỗi dậy....

Lau vội hai dòng nước mắt tủi nhục đang lăn dài trên má, Đỗ Thị Hường kể tiếp: Đêm 30 Tết năm 1997, bên mâm cỗ tất niên, em đã tìm đủ cách để chuốc rượu cho chúng say khướt rồi lẻn ra khỏi nhà chạy trốn. Cũng như lần chạy trốn trước đó, không một đồng dính túi, không một mẩu thức ăn mang theo, em lại bị đói lả bên một gốc cây ven đường và được một phụ nữ Trung Quốc “nhặt” về chăm sóc. Em ra hiệu muốn về Việt Nam, mụ gật đầu “hảo… hảo”. Em lại siêng năng làm lụng để mong được họ đoái thương tìm cho một lối về quê mẹ. Một hôm thấy chị ta ra hiệu cho lên xe đi theo. Tưởng lần này thì được về quê, ai dè em được đưa đến một vùng quê khô cằn sỏi đá và mụ ta đã bán em cho một người đàn ông chừng 50 tuổi rồi biến mất. Sống với người đàn ông này một thời gian, em mới biết rằng ngay trong xóm nghèo này đã có hàng chục chị em phụ nữ Việt bị bán sang đây làm vợ. Có người đã sống ở đây được chục năm, thậm chí có chị đã ở đây được 20 năm.

"Kẻ bị chị Đỗ Thị Hường tố cáo là Hồ Thị Loan, trú xã Quỳnh Vinh, hiện đang ngồi tù vì tội buôn bán ma túy. Trước chị Hường đã có chị Nguyễn Thị Chính (SN 1980) xã Quỳnh Trang, chị Hồ Thị Liên (SN 1982) xã Quỳnh Dị (huyện Quỳnh Lưu) cũng trốn về nước tố cáo việc họ bị lừa bán, bị đầy đọa như nô lệ. Họ đã bị bán làm vợ ông già, người tàn tật và những người đàn ông nghèo khổ...", trung tá Lê Văn Tứ, Trạm phó Trạm công an Hoàng Mai (Quỳnh Lưu) cho biết.

Khác với vùng đô thị sầm uất, mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 đứa con, tại cái làng heo hút này chẳng có ai ngăn cấm nên phụ nữ được mua về đây làm vợ cứ đẻ một cách vô tư. Bởi thế, nhà nào cũng nhiều con và nghèo kinh khủng. Mấy chị em người Việt bị lừa bán sang đây ai cũng muốn bỏ trốn về nước nhưng ngặt một nỗi là trốn cũng không có tiền nên đành cam phận. Con cái họ vẫn được đi học nhưng bản thân họ thì không được chính quyền Trung Quốc thừa nhận. Sống lâu rồi khiến nhiều người đã quên mất tiếng mẹ đẻ. Người chồng mới của em tên A Hùng. Anh ta siêng năng, hiền lành nhưng vì nghèo nên mãi đến 50 tuổi mới có đủ tiền để “mua” vợ. Năm 1998, em sinh bé gái đầu lòng. Hàng ngày, chồng đi xây, em ở nhà làm ruộng, trồng rau và sinh thêm 2 bé gái và 1 bé trai.

Dù hai người đã có với nhau 4 mặt con nhưng nỗi nhớ quê hương và sự uất hận khi bị bọn buôn người lừa bán sang Trung Quốc vẫn luôn chứa chất trong lòng, mỗi năm em âm thầm tích cóp một ít tiền. Năm 2012, khi đưa con gái út được 7 tuổi, con gái đầu đã vào học lớp 10, em đã tìm mối lập tức trốn chồng theo họ vượt biên giới, khi vừa đặt chân lên đất Việt Nam, em đã không cầm nổi lòng mình và đã oà khóc.

20 năm sống tủi nhục trên đất khách quê người, em đã quên mất tên làng, tên xã, ngay tiếng mẹ đẻ cũng đã bắt đầu ngọng nghịu. Em chỉ nhớ mình ở Quỳnh Lưu, quê mình có cái chợ Vân nằm cạnh QL1A. Vì thế các chú lơ xe đã thả em xuống ngay cổng chợ.

Hỏi mãi em mới mò được về nhà nhưng trong xóm không còn ai nhận ra con bé Hường tóc dài chấm gót ngày xưa nữa và bản thân em cũng không thể nhận ra ai. Cả gia đình em đoàn viên trong nước mắt. Nghe lời khuyên của mọi người, ngày hôm sau, em đã đến cơ quan công an vạch mặt bọn buôn người.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm