| Hotline: 0983.970.780

Lòn bon hết... mắc cỡ!

Thứ Hai 06/09/2010 , 09:48 (GMT+7)

Trời mát dịu, mấy nẻo đường dẫn về xã Tiên Châu (tỉnh Quảng Nam) tấp nập người và xe. Nhìn quanh, đâu đâu cũng thấy những vườn lòn bon trĩu trĩu trái, chín mọng, vàng ươm.

Cuối tuần rồi, đang ngồi tán gẫu dăm câu ba sợi với mấy ông bạn đồng nghiệp thì cái điện thoại di động của tôi đổ chuông dồn dập. Đầu dây bên kia, giọng ông Vũ Xuân Sơn – Bí thư Huyện uỷ Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) đầy phấn khởi: “Chứ lâu ni chú mi lưu lạc phương mô mà không thấy xuất hiện ở quê anh? Nếu rảnh rỗi thì lên đây anh dẫn đi ăn một bữa lòn bon đặc sản bản địa cho đã đời”.

Tôi liền thắc mắc: “Ủa, hơn 3 năm nay lòn bon xứ anh nó tịt rồi mà, lấy trái đâu ăn? Đừng phỉnh thằng em này mà tội nghiệp, ông anh nhé!”. Ông Sơn cười to: “Không lừa, chẳng phỉnh. Lòn bon được mùa lắm. Chú mi lên rồi sẽ biết”. Lâu không nhấm nháp, vừa nghe nói tới thứ trái cây chua chua, ngọt ngọt ấy là chảy nước miếng, tôi vội vàng cưỡi xe đi...

Trời mát dịu, mấy nẻo đường dẫn về xã Tiên Châu tấp nập người và xe. Nhìn quanh, đâu đâu cũng thấy những vườn lòn bon trĩu trĩu trái, chín mọng, vàng ươm. Tiếng nói cười rộn rã. Hì hục bưng mủng lòn bon đầy ắp về phía hiên nhà để cân cho một số bạn hàng từ dưới thị trấn Tiên Kỳ lên, anh Lê Năm không giấu được niềm vui: “Mừng quá, ông ơi! Từ đầu tháng 8 đến nay, vợ chồng tui thu hoạch được hơn 3 tấn lòn bon rồi. Với giá bán bình quân ngay tại vườn mỗi ký là 27 nghìn đồng thì có bèo mấy cũng bỏ túi 85 triệu đồng. Bây chừ cho tới cuối vụ, chắc sẽ kiếm thêm chừng nửa con số trên. Có tiền, mấy bữa ni tui đang kêu người đổ vật tư để xây ngôi nhà ngói khang trang, chứ bao năm rồi cứ vẫn phải ở trong căn lều tranh ọp ẹp”.

3 vụ gần đây, vườn lòn bon hơn 70 cây của anh Năm liên tục thất thu. Số bị “tịt”, chẳng thèm ra lấy một bông. Số ra bông, trái vừa mới tượng thì gặp trời mưa dầm nên thối và rụng hàng loạt. Buồn lòng, nhiều lúc anh Năm định thuê cưa máy về đốn hạ vườn lòn bon ấy xuống làm củi chụm, nhưng vì “cái tình” với nó nên không nỡ ra tay. Mà, đâu chỉ anh Năm, những năm qua, chính sự “mắc cỡ” của cây lòn bon đã khiến nhiều người ở vùng quê bán sơn địa này... nổi giận. Tuy nhiên, nhờ sự kiên nhẫn của họ vẫn còn nên chưa có vườn cây nào bị “xẻ thịt”.

Bây giờ thì mọi chuyện đã khác. Niềm vui được mùa đang ngập tràn miền đất Tiên Châu. Trao đổi với tôi, bà Phạm Thị Thông – Chủ tịch UBND xã cho biết, hiện nay tại địa phương có tổng cộng 40 hécta đất chuyên canh cây lòn bon. Nhờ sản lượng cao, giá thu mua hấp dẫn nên hơn một tháng qua hàng chục tỷ đồng đã “gõ cửa” nhiều gia đình nghèo nơi đây. Và, từ nay đến cuối tháng 9, chắc chắn không ít hộ dân sẽ có thêm bộn tiền. Bởi, ngước mắt nhìn lên, vẫn còn nhiều lắm những chùm lòn bon đung đưa theo gió. Không riêng gì Tiên Châu, theo ông Đinh Thương – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tiên Phước thì, những ngày gần đây người dân Tiên Mỹ, Tiên Cảnh cũng vui như trẩy hội. Đơn giản vì, hơn 30 hécta lòn bon ở hai xã này cũng xum xuê trái. Tiền tỷ đã và đang lũ lượt “chảy” vào túi nông dân.

Suốt thời gian dài bị “mắc cỡ”, giờ lòn bon Tiên Phước lại đơm hoa kết trái, tôi nghĩ rồi đây nó sẽ tiếp tục mang đến cho người dân nơi miền sơn cước này sự ấm no, đủ đầy. Ông Vũ Xuân Sơn – Bí thư Huyện ủy gật đầu: “Hy vọng là thế!”...

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm