| Hotline: 0983.970.780

Long An: 45% diện tích tôm "dính" bệnh

Thứ Tư 10/03/2010 , 09:19 (GMT+7)

Đó là khẳng định của ông Đinh Văn Thế - Chi cục trưởng Thú y Long An với chúng tôi sau khi NNVN đăng bài: "Long An: Cơn địa chấn mang tên...tôm chết".

Các vựa kinh doanh tôm giống “bao vây” tứ phía các vùng nuôi tôm ở Long An

Đó là khẳng định của ông Đinh Văn Thế - Chi cục trưởng Thú y Long An với chúng tôi sau khi NNVN đăng bài: "Long An: Cơn địa chấn mang tên...tôm chết". Điều đáng nói, trong số những đầm tôm bị chết “tức tưởi”, có một lượng lớn tôm nhập lậu.

Theo ông Đinh Văn Thế, toàn tỉnh Long An hiện đã thả nuôi trên 1.700 ha tôm nhưng đã có tới 45% diện tích nuôi xuất hiện tôm bị bệnh đốm trắng, sốc môi trường gây chết hàng loạt. Cụ thể, huyện Cần Đước “dính” khoảng 600 ha, Cần Giuộc 150 ha và Châu Thành 60 ha.

Cũng từ đầu vụ tôm đến nay, Chi cục Thú y Long An đã kiểm dịch trên 60 triệu con tôm giống các loại, trong đó tôm sú trên 48 triệu con và tôm chân trắng trên 12 triệu con. Trong số này, ngành thú y phát hiện 1,6 triệu con tôm sú kích cỡ không đạt tiêu chuẩn và 600.000 con tôm chân trắng bị bệnh. Tuy nhiên, đây là số lượng tôm giống kiểm soát được (buộc thuần dưỡng và hướng dẫn điều trị), còn trên thực tế khi ngành thú y kiểm tra đã phát hiện trên 20% tôm giống thả nuôi không hề được kiểm dịch. “Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh trên tôm tại Long An lây lan mạnh thời gian qua” – ông Thế nói.

Tìm hiểu của NNVN cho thấy, hầu hết lượng tôm giống cung cấp cho tỉnh Long An đều ra “lò” tại các tỉnh Nam Trung bộ. Tại huyện Cần Đước - thủ phủ nuôi tôm của Long An, hàng trăm cơ sở kinh doanh tôm giống treo biển hiệu quảng cáo bán tôm “chất lượng cao” của Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà, BR- VT nhan nhản khắp nơi. Trong số này có không ít cơ sở “treo đầu dê, bán thịt chó”, tìm cách tuồn tôm giống kém chất lượng vào Long An để trục lợi. Bà con nuôi tôm từ lâu đã nghi ngờ chất lượng tôm giống cung cấp cho xã, đặc biệt là quy trình kiểm dịch của ngành thú y rất dễ bị giới kinh doanh thiếu đạo đức qua mặt.

Ông Đinh Văn Thế - Chi cục trưởng Chi cục Thú y Long An:

Ngành thú y khuyến cáo bà con nên ngưng thả nuôi tôm đến 31/3/2010 hoặc chuyển đổi đối tượng nuôi. Đối với ao đang nuôi phải lấy nước qua ao lắng có xử lý tiêu diệt mầm bệnh, diệt tảo và giữ mức nước trong ao nuôi khoảng 1 – 1,2 mét.

Trong khi đó, ông Đinh Văn Thế khẳng định, Chi cục Thú y đã nhiều lần làm việc với các tỉnh cung cấp tôm giống cho Long An để tìm biện pháp chấn chỉnh, nhưng đến nay vẫn chưa kiểm soát hết được. Ông Thế cũng cho rằng, ngoài giống, hiện tượng tôm chết hàng loạt còn do virus đốm trắng tồn lưu trong môi trường. Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi thất thường (chênh lệch độ nóng - lạnh giữa ngày và đêm quá lớn) khiến tôm bị sốc, nguồn nước nuôi có độ đục cao và có tảo độc phát triển. Đáng lo ngại nữa là nhiều ghe cào thiếu ý thức đã sử dụng bừa bãi thuốc BVTV để khai thác tôm tự nhiên đã “đầu độc” nguồn nước nghiêm trọng.

Chi cục Thú y Long An cũng nhận định, thời tiết trong tháng 3 này sẽ có diễn biến rất khắc nghiệt, không thuận lợi cho sản xuất của các đầm tôm. Đây là nguy cơ khiến dịch bệnh sẽ có chiều hướng lây lan trên toàn vùng nuôi nếu không có biện pháp phòng trừ bệnh hiệu quả. Đáng lo ngại nữa, rất nhiều người dân tại Long An đang liên kết với nhau tự đi mua giống tại các tỉnh khác (đặc biệt là Bà Rịa – Vũng Tàu), sau đó được các xe lạnh giao đến tận nơi thả thẳng xuống đầm nuôi mà không hề qua bất kỳ quy trình trữ dưỡng hay kiểm dịch nào!

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm