| Hotline: 0983.970.780

Long An dồn sức chuyển đổi

Thứ Năm 15/05/2014 , 09:13 (GMT+7)

Tỉnh Long An đã ban hành kế hoạch triển khai tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2014 - 2020.

Ông Lê Minh Đức (ảnh), GĐ Sở NN-PTNT Long An có cuộc trao đổi với NNVN về bước đầu chuyển đổi SX.

16-05-58_ong-le-minh-duc-gd-so-nn-ptmt-long-n

Thưa ông, thực hiện tái cơ cấu SX, Long An đặt trọng tâm vào sản phẩm chủ lực nào và mô hình nào có sức hấp dẫn?

Chủ trương của tỉnh là chú trọng chất lượng, gắn SX với công nghiệp chế biến và kết nối chặt chẽ với thị trường tiêu thụ. Như tập trung đầu tư phát triển một số cây, con ở vùng chuyên canh hàng hóa lớn, chủ lực và có lợi thế cạnh tranh; sử dụng tối ưu các nguồn vốn đầu tư, ứng dụng KHCN, cơ giới hóa, từng bước xây dựng và nhân rộng mô hình nông nghiệp công nghệ cao theo lợi thế các vùng nông nghiệp sinh thái.

Theo đó mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2011-2020, tăng trưởng nông lâm ngư nghiệp đạt bình quân 4%/năm, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 đạt 4 - 4,2/năm. Đến năm 2020, cơ cấu nông nghiệp 84,9%, lâm nghiệp 3,5% và thủy sản 11,6%. Lĩnh vực trồng trọt chiếm 81,4%, chăn nuôi 15,6%, dịch vụ nông nghiệp 3%.

Sản lượng lúa ổn định 2,7 - 2,8 triệu tấn và ưu tiên đầu tư mở rộng các cây trồng có lợi thế về SX như mè, bắp, thanh long, chanh, rau… đảm bảo lợi nhuận tăng ít nhất 10%/năm. Mô hình trồng thanh long, chanh không hạt, mè... đạt hiệu quả kinh tế khá hấp dẫn, điều kiện canh tác phù hợp.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, tỉnh dự kiến đến năm 2020 tăng đàn bò sữa đạt trên 15.000 con; trên 50% đàn gia súc, gia cầm được chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại và sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt trên 60.000 tấn. Trong đó sản lượng tôm nước lợ 16.000 tấn, lợi nhuận tăng 10%/năm.

Long An có lợi thế tiếp cận nhu cầu thị trường tiêu thụ mạnh nhất là TP.HCM, vậy tỉnh đã tận dụng ưu thế SX thế nào?

Chúng tôi đã xây dựng một số mô hình phát triển SX theo chuỗi giá trị gia tăng từ khâu giống, SX, bảo quản sau thu hoạch, chế biến, đến tiêu thụ sản phẩm. Chuyển đổi SX theo mùa vụ thích hợp trên đất SX lúa kém hiệu quả hoặc linh hoạt trên nền đất lúa luân canh cây trồng khác có thị trường tiêu thụ tốt.

Tỉnh sẽ hình thành vùng thanh long chuyên canh ở huyện Châu Thành 10.000 ha, SX đạt tiêu chuẩn VietGAP để xuất khẩu. Vùng trồng rau mở rộng từ 6.500 ha lên 12.000 ha, sản lượng trên 240.000 tấn (không bao gồm sản lượng dưa hấu), tăng gấp 3 lần năm 2000, trong đó trên 2.400 ha rau VietGAP ở các huyện Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc và TP Tân An.

Vùng đất cao ven biên giới ở các huyện Đức Huệ, Vĩnh Hưng, Tân Hưng mở rộng trồng mè 15.000 ha, trong đó vụ mè xuân hè trên 8.000 ha.

Tận dụng hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng, khu tưới Đức Hòa sẽ chuyển 1.800 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng bắp cao sản (năng suất trên 7 tấn/ha) hoặc luân canh 1 vụ bắp, 1 vụ lúa và 1 vụ đậu phộng kết hợp ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ có liên kết với các DN ổn định tiêu thụ.

Riêng ở những vùng đất trũng, nhiễm phèn khoảng 10.000 ha, trong đó trên 1.500 ha trồng chanh không hạt VietGAP, sử dụng công nghệ bảo quản đáp ứng tiêu chuẩn XK.


Thanh long XK ở huyện Châu Thành - Long An

Các chương trình yểm trợ kỹ thuật để chuyển đổi SX có được triển khai kịp thời?

Vừa qua, công tác khuyến nông, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, phổ biến sử dụng giống mới, giống lúa xác nhận hay các con giống chất lượng cao như bò thịt, heo, gia cầm, bò sữa, bò lai, tôm, cá… và áp dụng quy trình SX theo hướng GAP được phổ biến trên toàn tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh đầu tư các công trình giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi dẫn ngọt, ngăn mặn, xả phèn, chống hạn; đầu tư cho các trung tâm giống... từng bước đáp ứng nhu cầu chuyển đổi. Trong cơ giới hóa, khâu làm đất đạt 100%; số lượng máy GĐLH tăng trên 30 lần so năm 2006, khâu thu hoạch lúa bằng máy đạt 98%, trong đó 92% gặt bằng máy GĐLH, tỷ lệ sấy khô hạt khoảng 70%.

Sắp tới, để yểm trợ công tác chuyển đổi, các cơ quan chuyên ngành nông nghiệp của tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy nhanh chuyển giao ứng dụng TBKT, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi chủ lực đáp ứng mục tiêu tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo được tính cạnh tranh và bảo vệ môi trường.

Các giải pháp và lộ trình thực hiện chuyển đổi ra sao, thưa ông?

Chương trình giống nông nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt và đang triển khai với cây lúa, bằng biện pháp tuyên truyền, phổ biến nông dân dùng giống xác nhận (hoặc tương đương) đạt 70 - 85%; đối với các cây khác đạt trên 70%.

 Đối với bò thịt nâng tỷ lệ sử dụng giống TBKT đạt 70%; heo, gia cầm đạt 90%; bò sữa đạt 100%, bò lai đạt 50%; đảm bảo cung cấp 80% giống được công nhận; 75% giống phục vụ nuôi trồng thủy sản là giống sạch bệnh.

Để thực hiện được mục tiêu này, chủ trương của tỉnh là thực hiện xã hội hóa công tác giống, mở rộng hệ thống nhân giống trong dân; hoàn thiện cơ sở vật chất của các trại giống; gắn công tác giống với xây dựng mô hình cánh đồng lớn, phục vụ SX chất lượng cao vùng Đồng Tháp Mười; có chính sách hỗ trợ trực tiếp và vốn vay tín dụng ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân SX giống.

Tuy nhiên muốn thành công phải chú trọng công tác khuyến nông, xây dựng quy trình canh tác triển khai, trình diễn theo hướng GAP và các giải pháp nhằm giảm vật tư canh tác, thực hiện 1 phải 5 giảm, tiếp tục kiện toàn công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; đồng thời triển khai chương trình kiểm soát ô nhiễm từ các hoạt động SX và nhân nhanh mô hình cánh đồng lớn gắn với thương hiệu sản phẩm.

Xin cảm ơn ông!

Trong 10 năm qua, Long An có diện tích canh tác lúa tăng trên 74.600 ha (hệ số sử dụng đất lúa đạt 2,04 lần), năng suất tăng 17,4 tạ/ha. Năm 2013, sản lượng lúa tăng 511.000 tấn so năm 2010 và tăng 1.430.000 tấn so với năm 2000.

Nhiều cây trồng chuyển đổi có hiệu quả kinh tế cao như thanh long. Đến năm 2013 có trên 2.800 ha thanh long, sản lượng 61.000 tấn, lợi nhuận bình quân 300 - 400 triệu đ/ha/năm; cây chanh 4.700 ha, lợi nhuận từ 100 - 200 triệu đ/ha/năm.

Tỉnh đang hình thành vùng chăn nuôi tập trung, hình thức gia trại, trang trại với tổng đàn gia cầm hằng năm 9 triệu con, đàn heo 260.000 con, đàn bò 80.000 con; trong đó bò sữa 7.700 con, sản lượng sữa tươi gần 14 triệu lít/năm…

 

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm vacxin bao vây ngăn bệnh viêm da nổi cục lây lan

Quảng Bình Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vacxin, ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò lây lan.

Thiếu nguyên liệu, nhà máy đường 'đắp chiếu'

Nhà máy mía đường Trà Vinh chỉ mới hoạt động được 65 ngày trong một năm vừa qua và đang phải tạm ngưng sản xuất do thiếu nguyên liệu.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.