| Hotline: 0983.970.780

Long An: NILV chèn ép người trồng mía

Thứ Ba 14/12/2010 , 09:36 (GMT+7)

NIVL vẫn áp dụng cách đánh giá chữ đường không công khai và đánh giá chữ đường không hợp lý (mặc dù đánh giá chữ đường đã cao hơn thời gian trước đây).

Mía ở Bến Lức, tỉnh Long An và vùng lân cận đang vào thời điểm chính vụ, số lượng mía thu hoạch cũng rất lớn. Tuy nhiên, dù có nhà máy đường NIVL (Cty mía đường Ấn Độ) đóng bên cạnh,  nhưng nhiều nông dân lại không đưa mía vào bán cho nhà máy mà thuê xe chở mía xuống bán tận Bến Tre, vì sao vậy?

Chủ tịch UBND xã Lương Hòa-Nguyễn Thành Đoàn cho biết, hiện nay một ngày toàn xã thu hoạch khoảng 500 đến 700 tấn mía, nhưng chỉ có khoảng 30% lượng mía được nông dân bán cho nhà máy đường NIVL, còn lại 70% lượng mía nông dân thuê xe tải chở đi bán cho nhà máy mía ở tận Bến Tre, nhà máy đường Trị An ở Đồng Nai.

Anh Nguyễn Văn Nhân ở ấp 7, xã Lương Hòa, huyện Bến Lức cho biết, hiện nay nhà máy đường NIVL đã thống nhất mua mía theo giá như các nhà máy khác là mía 9 chữ đường, mua tại nhà máy giá 1 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên, nhà máy đường NIVL vẫn áp dụng cách đánh giá chữ đường không công khai và đánh giá chữ đường không hợp lý (mặc dù đánh giá chữ đường đã cao hơn thời gian trước đây).

Hiện, nhà máy NIVL đánh giá chữ đường mía của người dân tại địa phương bình quân chỉ 7 đến 8 chữ đường, còn tạp chất trừ đến 5%/tấn, có khi cao hơn nhiều. Do vậy, bình quân 1 tấn mía người dân chỉ thu được từ 870 ngàn đến 900 ngàn đồng. Ông Đỗ Ngọc Ẩn ở ấp 3B xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa phản ánh “Nhà máy NIVL đánh giá chữ đường không công khai, do vậy đừng nói NIVL đánh giá chữ đường mà phải nói là nhà máy muốn cho chữ đường bao nhiêu thì được bấy nhiêu”.  Ông Ẩn cũng cho hay, mía được trồng trên một đám đất, thậm chí chở cùng một ghe nhưng nhà máy lại cho chữ đường khác nhau.

Trước thực tế đó, hiện nay nhiều nông dân đã liên kết lại thuê xe tải vận chuyển mía ở đây bán cho nhà máy đường Trị An, nhà máy đường Bến Tre. Tại những nhà máy này, mía ở Long An được đánh chữ đường cao hơn NIVL và chỉ trừ khoảng 2% đến 3% tạp chất/tấn. Bán ở đây, bình quân 1 tấn mía thu 1 triệu đồng. Ngoài ra, nhà máy đường Bến Tre còn hỗ trợ cho nông dân thêm một khoản tiền chi phí thuê xe vận chuyển, bốc vác từ vùng nguyên liệu mía (tính từ Bến Lức) lên nhà máy là trên 200 ngàn đồng/tấn. Ông Nguyễn Văn Xót, ở ấp 9, xã Lương Hòa tính nhẩm, vận chuyển mía lên Bến Tre bán, sau khi trừ chi phí vẫn lời hơn so với bán tại nhà máy đường NIVL trên 100 ngàn đồng/tấn.

Như NNVN đã có bài phản ánh tình trạng cạnh tranh, thu mua nguyên liệu không lành mạnh của NMĐ NIVL. Đó là, trong khi chèn ép người dân địa phương thì đối với nguyên liệu từ ĐBSCL ngược lên, NIVL lại mua rất thoáng. Thực tế hiện nay tại Long An đang diễn ra nghịch lí, nhiều nông dân ở ĐBSCL đang vận chuyển mía về bán cho nhà máy NIVL, trong khi nông dân trồng mía ở khu vực nhà máy đóng chân lại chở xuống bán tận Bến Tre.

Từ nói và làm là một khoảng cách xa. Quả thực, nếu NIVL "làm" được như nói, chắc hẳn người trồng mía ở Long An đã không phải cực công đưa nguyên liệu xuống tận Bến Tre để bán. Mặt khác, nếu NIVL lành mạnh, chắc hẳn sẽ không có chuyện các thành viên Hiệp hội Mía đường đồng loạt tẩy chay và kêu gọi phải có biện pháp xử lý kiểu làm ăn chụp giật của  NIVL.
Được biết, trước diễn biến ngược đời này, cuối tháng 11 vừa qua, khoảng 30 nông dân trồng mía ở xã Vĩnh Lợi, huyện Bình Chánh (TP HCM) và xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa đã tập hợp nhau rồi tìm đến văn phòng đại diện của Cty mía đường Ấn Độ đóng ở quận Tân Bình (TP HCM) để phản ánh chính sách bất cập của NIVL. Tuy nhiên, họ đã rất thất vọng khi Trợ lý TGĐ Cty này lại gợi ý là nên về "trình bày"  với giám đốc nhà máy.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thành Đoàn-Chủ tịch UBND xã Lương Hòa cho biết, những bất cập của nhà máy NIVL xảy ra từ rất lâu và người trồng mía cũng đã nhiều lần bức xúc lên tiếng. Hết xã rồi tới huyện cũng đã làm việc với Giám đốc nhà máy NIVL Nguyễn Văn Thanh nhưng tình hình cũng chẳng biến chuyển.

Điều nực cười là trong khi người trồng mía bức xúc, dư luận bất bình và đặc biệt là các thành viên Hiệp hội Mía đường đã bày tỏ sự phẫn nộ bởi việc cạnh tranh, thu mua nguyên liệu thiếu lành mạnh của NIVL, thì đầu tháng 12 này  tại hội thảo đánh giá giống mía triển vọng ở trại mía giống xã Lương Hòa (Bến Lức), do Trung tâm Khuyến nông tổ chức, ông Nguyễn Văn Thanh-Giám đốc NMĐ NIVL khi phát biểu ý kiến, vẫn "ra rả": NMĐ NIVL luôn đồng hành với nông dân trồng mía tại địa phương. "Nhà máy muốn tồn tại và phát triển được thì phải có nguyên liệu mía và nông dân muốn trồng và phát triển được cây mía thì phải có nhà máy đường, do vậy cần phải hài hòa lợi ích của DN và của nông dân".

Xem thêm
Hơn 15 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu

Lũy kế tới 15/4, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nghiệp của Việt Nam đã đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó, có 6 mặt hàng đạt giá trị tỷ USD.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất