| Hotline: 0983.970.780

Long đong duyên muộn

Thứ Bảy 29/09/2018 , 10:05 (GMT+7)

Mối tình đầu thời trẻ của tôi bị tan vỡ, bởi định kiến cổ hủ từ phía ông nội và cha mẹ tôi. Gần 40 năm qua, tôi sống trong cô độc, luôn ôm ấp kỷ niệm xưa, tiếc nuối một mối tình tuyệt đẹp nhưng không thành.

Mãi đến tận hôm nay, khi sắp bước qua tuổi xế chiều, tôi mới tìm lại được cảm giác yêu thương ở một người đàn ông, để cùng nhau nương tựa lúc về già. Thế nhưng, tôi gặp phải tình huống khó xử từ phía các em ruột mình: người này tán thành, kẻ nọ phản đối.

Ảnh minh họa

Vì là đứa con đầu lòng của tình yêu, nên tôi được cả ông bà nội lẫn cha mẹ thương quý và chăm sóc, nuôi dạy chu đáo. Thuở ấy, ở phố thị Sa Đéc (Đồng Tháp) còn mang dáng dấp thuần nông và nhỏ bé này, ba mẹ tôi rất muốn uốn nắn các đứa con gái mình mang những đức tính “công, dung, ngôn, hạnh” theo quan niệm phong kiến lạc hậu.

Bởi vậy, cả tuổi thanh xuân con gái, ngoài những lúc học tập vui vẻ và thoải mái ở trường lớp, tôi chỉ biết chui rút trong công việc bếp núc, vá may, phụ giúp gia đình buôn bán. Tôi ít khi giao tiếp với xã hội bên ngoài. Cuộc sống nhàm chán, buồn tẻ như thế của tôi cứ tiếp diễn mãi từ ngày này sang tháng nọ.

Thế rồi, theo quy luật phát triển tự nhiên của tạo hóa, khi bước vào tuổi xuân thì, tình yêu đôi lứa ngọt ngào cũng đến với tôi. Sau bao ngày gần gũi, học tập cùng nhau, tôi đã đón nhận tình yêu của Nam, một bạn trai cùng lớp. Dẫu Nam là con nhà nghèo, nhưng anh ấy đẹp trai, học giỏi và tính tình hiền hòa, dễ thương, có chí cầu tiến… Tóm lại, tôi tin tưởng tình yêu của Nam và nghĩ rằng anh ấy luôn là bờ vai vững chắc để tôi nương tựa ở tương lai.

Tình yêu tuổi học trò trong trắng ngày ấy đã chấp cánh cho tôi và Nam biết bao nghị lực, ước mơ. Chúng tôi dự định kế hoạch tiến thân vào đời bằng con đường đại học. Đến khi thành đạt, có công ăn việc làm ổn định, chúng tôi sẽ tiến tới hôn nhân. Thế nhưng, sự đời đâu được suôn sẻ như ý muốn của chúng tôi. Bởi vì, sau khi tốt nghiệp PTTH, Nam được toại nguyện khi đỗ vào trường Đại học Sư phạm Cần Thơ. Riêng tôi do bị ràng buộc bởi hủ tục từ phía gia đình thời đó cho rằng, con gái không cần học cao, đến tuổi trưởng thành thì lập gia đình, chăm sóc chồng con. Do suy nghĩ lệch lạc ấy, ba mẹ không cho tôi học tiếp, buộc tôi ở nhà quán xuyến chuyện nữ công gia chánh. Họ còn đánh tiếng nhờ người quen mai mối chuyện chồng con cho tôi.

Ngày ấy, để tránh dở dang chuyện tình duyên hai đứa, tôi bàn với Nam nên công bố mối quan hệ của mình với gia đình hai bên. Tưởng mọi chuyện sẽ suôn sẻ, nhưng không ngờ tôi vấp phải rào cản từ phía gia đình mình. Cả ông nội và ba mẹ tôi không chấp nhận cho tôi yêu Nam, vì không “môn đăng, hộ đối”. Cuối cùng, tôi và Nam đành chấp nhận chia tay nhau.

Sau lần đổ vỡ mối tình đầu ấy, cũng có nhiều cuộc mối mai đến hỏi cưới tôi, nhưng đều không thành.

Ngày tháng dần trôi, các em tôi ngày càng khôn lớn, thành đạt. Chúng đều lập gia đình êm ấm. Hiện tại, tôi lên TP.HCM sống với vợ chồng cậu em út, để phụ giúp chuyện nhà cửa, bếp núc và chăm sóc các cháu. Gần đây, tôi có quen một bạn trai lớn hơn mình 2 tuổi. Anh ấy có 2 con nhỏ và đã góa vợ. Anh ấy yêu tôi thật lòng và muốn tiến đến hôn nhân. Khi biết chuyện, các em tôi đứng về hai phía: đứa tán thành, đứa kịch liệt phản đối. Những đứa không đồng tình cho rằng, ở tuổi 58, tôi yêu đương và lấy chồng là chuyện kỳ cục, mất nết. Để giữ hòa khí trong gia đình, tôi có nên từ bỏ tình yêu, hạnh phúc muộn màng của mình không?

(Kiến thức gia đình số 39)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm