| Hotline: 0983.970.780

Long Phú nỗ lực giảm nghèo

Thứ Sáu 29/03/2019 , 13:28 (GMT+7)

Long Phú (Sóc Trăng) là huyện đông đồng bào Khmer sinh sống, với hơn 32.500 người (chiếm 28,56%). Thời gian qua, cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước diện mạo các phum sóc có đồng đồng bào Khmer sinh sống ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân không ngừng cải thiện và đổi thay thấy rõ.

Chị Sơn Sà Ry ở ấp Kokô, xã Tân Hưng đang chăm sóc đàn bò, yên tâm phát triển mô hình này

Theo ông Danh Hoàng Nguyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Phú thì năm 2018, chỉ tiêu giảm nghèo của huyện từ 2,5% trở lên, còn đối với đồng bào dân tộc giảm từ 3 – 4%/năm. Để thực hiện đạt chỉ tiêu này, Long Phú đã thực hiện có hiệu quả công tác dạy nghề, gắn với giải quyết việc làm. Long Phú đã tạo điều kiện cho 2.713 người có việc làm, trong đó có 31 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và tổ chức dạy nghề cho 670 lao động ở nông thôn.

Bí thư Huyện ủy Long Phú, ông Nguyễn Thanh Hùng cho biết: “Để người dân, nhất là đồng bào dân tộc Khmer thoát nghèo bền vững, cách làm của Long Phú là cán bộ phải đi sát cơ sở, đến từng hộ gia đình để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, đời sống người dân, từ đó tìm cách hỗ trợ cho phù hợp, hướng dẫn bà con cách làm ăn, nhân rộng những mô hình làm ăn hiệu quả, khuyến khích thoát nghèo bền vững...”

 Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, Long Phú đã phát vay cho 2.721 lượt hộ nghèo, cận nghèo, hộ SX kinh doanh tại vùng khó khăn và xây dựng nhà ở với tổng số tiền trên 59,2 tỉ đồng; xây dựng và bàn giao được 237 căn nhà, sửa chữa hoàn thành 173 căn nhà theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, Long Phú còn thực hiện tốt các chương trình, dự án, chính sách dân tộc dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng tu sửa 16 công trình, hỗ trợ phát triển SX đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo, với tổng số vốn hỗ trợ trên 7,4 tỉ đồng. “Nhờ vậy cuối năm 2018, Long Phú có 1.042 hộ thoát nghèo và 714 hộ thoát cận nghèo. Hiện nay, Long Phú còn 2.630 hộ nghèo, giảm 3,68% so với cùng kỳ; hộ Khmer nghèo còn 1.125 hộ, giảm 4,95% so với cùng kỳ và hộ cận nghèo còn 2.371 hộ”, ông Nguyên nói.

14-06-29_dscn5814
Bà Thạch Thị Hạnh ở ấp Bưng Long (xã Long Phú), từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất cho đồng bào Khmer, bà phát triển kinh tế gia đình

Về ấp Nước Mặn 2 (xã Long Phú), chúng tôi ghé thăm gia đình ông Triệu Kha, một trong những hộ Khmer làm kinh tế hiệu quả từ việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ. Ông Kha bộc bạch: “Mấy năm trước, gia đình phải mướn ruộng, dù chăm chỉ làm cũng không đủ ăn. Hiện, ngoài khoản hỗ trợ cho vay 10 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội, tôi còn được tham gia các lớp tập huấn sản xuất nên mạnh dạn mua bốn con heo về nuôi. Nhờ có vốn chăn nuôi, mỗi năm tôi bán được hai lứa heo, trừ chi phí, lãi hơn 20 triệu đồng. Có tiền rồi, tôi trả dần vốn vay ngân hàng và còn tích lũy mua được sáu công ruộng với mong muốn có điều kiện thuận lợi để cải thiện cuộc sống tốt hơn cho gia đình”.

Còn gia đình anh Thạch Suôl ở ấp Bưng Long, xã Long Phú từng thuộc diện hộ nghèo nhất, nay chăn nuôi được sáu con bò, các con được ăn học đàng hoàng, không còn cảnh chạy ăn từng bữa. Trong căn nhà mới, anh Suôl tâm sự: "Trước đây, gia đình tôi nghèo lắm, nhà cửa dột nát, được Nhà nước hỗ trợ, cho vay tiền lãi suất thấp, tôi mua hai con bò sinh sản và được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cách thức chăn nuôi, cách trồng cỏ cho bò ăn. Từ đó, tôi cố gắng vươn lên thoát nghèo. Hiện tôi đã trả hết nợ ngân hàng, mỗi năm sau khi trừ hết chi phí, gia đình lãi khoảng 70 triệu đồng".

Tiếp chúng tôi trong căn nhà mới xây xong, chị Sơn Sà Ry ở ấp Kokô (xã Tân Hưng) phấn khởi khoe: “Lúc mới ra ở riêng, hai vợ chồng tôi phải đi làm thuê, làm mướn kiếm sống. Ðược Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hỗ trợ cho vay 18 triệu đồng để xây nhà ở. Năm trước, chính quyền địa phương còn hỗ trợ cho gia đình một con bò cái. Nay bò đẻ được một con, xem như tôi đã tích cóp được khoảng 25 triệu đồng. Giờ đây, vợ chồng tôi yên tâm phát triển kinh tế gia đình, nuôi dạy các con đến nơi đến chốn”.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm