| Hotline: 0983.970.780

Long Tân về đích

Thứ Hai 29/12/2014 , 10:07 (GMT+7)

Sau 4 năm nỗ lực chung sức, đồng lòng giữa các cấp chính quyền và sự đồng thuận của người dân, vừa qua, xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và được công nhận xã NTM. 

Đây là xã thứ tư của huyện đạt NTM. Trước đó, 3 xã được công nhận NTM là Định Hiệp, Định Thành và Thanh An.

ĐỒNG BỘ GIAO THÔNG

Về Long Tân, chưa cần gặp người dân, cũng nhận ra sự đổi thay rất rõ, đó là hệ thống đường giao thông trải nhựa sạch sẽ, phẳng lỳ, rộng thênh thang.

Dẫn tôi tham quan một số hộ nuôi bò sữa giỏi trong xã, anh Nguyễn Văn Khương, Chủ nhiệm HTX Bò sữa Long Tân, bảo: “Thích lắm anh ạ. Vài năm trước, tôi chở sữa bò tươi đến điểm thu mua cách đây chục cây số mà mất gần 2 tiếng, vì đường xấu, không dám chạy nhanh, sợ xóc quá, sữa dễ bị chua.

Giờ đi quãng đường như vậy hết chưa đến 1 tiếng. Đây chính là một trong những lợi ích thấy rõ mà người dân được hưởng khi xây dựng NTM”.

14-13-39_nh-1
Cao su vẫn là cây chủ lực ở xã NTM Long Tân

Theo lãnh đạo UBND xã Long Tân, ngay từ đầu xã xác định giao thông là một trong những tiêu chí giữ vai trò quyết định đến sự thành công trong xây dựng NTM, nhưng việc thực hiện tiêu chí này không phải dễ dàng.

Tuy đã xây dựng các giải pháp cụ thể nhưng xã cũng đối mặt với rất nhiều khó khăn do vốn đầu tư lớn, cơ chế vận động còn lúng túng, công tác giải phóng mặt bằng gặp không ít trở ngại.

Song, với quyết tâm, kiên trì vận động, tuyên truyền của các ban ngành, đoàn thể trong xã, nhận thức của người dân về xây dựng NTM đã có sự chuyển biến rõ nét, tạo thuận lợi cho xã thực hiện các chỉ tiêu NTM.

Hiện nay, đường trục xã, liên xã trên địa bàn Long Tân được nhựa hóa 64 tuyến với tổng chiều dài 67 km, đạt 100% kế hoạch. Trong đó, hơn 15 km đường do tỉnh quản lý.

“Để hoàn thành xây dựng NTM, xã đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo xuyên suốt của UBND huyện, của Đảng ủy xã và sự đóng góp tích cực của người dân.
Bên cạnh đó, cán bộ, nhân viên, Ban quản lý NTM xã luôn đoàn kết, thống nhất cao, bám sát chủ trương của cấp trên, nghị quyết của Đảng ủy xã đề ra; đồng thời có sự phân công, phân nhiệm cụ thể trong quá trình triển khai, thực hiện các chỉ tiêu trong Đề án xây dựng NTM.
Cùng với đó, sự đồng thuận của đại bộ phận người dân là nền tảng rất quan trọng trong quá trình thực hiện các tiêu chí đã được phê duyệt trong Đề án xây dựng NTM của xã”, ông Nguyễn Ngọc Thạnh, Chủ tịch UBND kiêm Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã Long Tân.

Đường do huyện quản lý được nhựa hóa 2 tuyến, dài 9 km và đường do xã quản lý 60 tuyến, tổng chiều dài 43,2 km. 13 tuyến đường ấp được trải sỏi đỏ, không còn lầy lội vào mùa mưa, tổng chiều dài 18,75 km và đường ngõ, xóm vào khu dân cư các ấp 47 tuyến, dài hơn 24 km được cứng hóa.

Ngoài nguồn lực của Nhà nước, việc tham gia, hưởng ứng của người dân theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” có ý nghĩa quyết định đến thành công của Chương trình xây dựng NTM.

Theo đó, người dân hiến đất, cây cối, Nhà nước đầu tư, nâng cấp đường; Nhà nước tập trung đầu tư đường trục xã, liên xã, trục ấp, còn các đường ngõ nhân dân đóng góp thực hiện. Kết quả cho thấy, dưới sự chỉ đạo của UBND xã, các ấp đã tích cực tham gia thực hiện xây dựng các tiêu chí NTM và đạt kết quả tích cực.

TĂNG THU NHẬP BỀN VỮNG

Theo báo cáo của UBND xã Long Tân, thu nhập bình quân đầu người năm 2014 của xã đạt 34 triệu đồng. Bên cạnh đó, xã có tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,76%; 8 ấp có nhà văn hóa; tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt 95%. Qua kết quả điều tra bình xét trong năm 2014, xã có 15 hộ nghèo theo tiêu chí của tỉnh, chiếm 0,9% và 43 hộ cận nghèo, chiếm 2,59% .

Với diện tích cao su gần 5.500 ha và các trang trại chăn nuôi công nghiệp được đầu tư khép kín, từ khi thực hiện xây dựng NTM, xã Long Tân đã giải quyết việc làm cho 3.775 lao động nông thôn. Đời sống của người dân trong xã ngày một nâng cao.

Bên cạnh đó, việc huy động vốn trong dân để thực hiện các chương trình, dự án có những chuyển biến tích cực. Người dân ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình khi hiến đất, cây trồng làm đường GTNT, chấp hành chủ trương đền bù giao đất xây dựng các công trình phúc lợi công cộng khác trên địa bàn xã.

14-13-39_nh-2
Nhà văn hóa

UBND xã Long Tân cho biết, đến nay, tổng vốn đầu tư cho xây dựng NTM của xã tương đương 235,5 tỷ đồng (trong tổng vốn xây dựng NTM theo Đề án gần 250 tỷ đồng). Trong đó vốn phát triển SX, kinh doanh 110 tỷ đồng, đầu tư xây dựng cơ bản 91 tỷ 764 triệu đồng, vốn khác 33 tỷ 733 triệu đồng.

Đặc biệt, năm 2012, HTX Bò sữa Long Tân được thành lập và hoạt động hiệu quả, hàng chục hộ dân thoát nghèo nhờ bò sữa, tạo sự phấn khởi cho xã viên. Ngay sau đó, nhằm hiện đại hóa và nâng hiệu quả, năng suất bò sữa, ông Nguyễn Văn Khương đã bỏ vốn đầu tư trạm trung chuyển sữa bò tươi, và kết nối, hợp tác với Cty Vinamilk nhằm ổn định đầu ra, giá sữa cho bà con nuôi bò sữa.

“Tôi thành lập trạm trung chuyển sữa tươi không phải vì lợi nhuận cho cá nhân, mà vì phong trào xây dựng NTM của xã, vì bà con trong HTX. Bởi vì trạm trung chuyển gần như không có lợi nhuận”, ông Khương cho biết.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm