| Hotline: 0983.970.780

Lòng tin của các nhà đầu tư dần trở lại

Thứ Sáu 23/05/2014 , 09:20 (GMT+7)

Chính phủ đã có nhiều giải pháp khắc phục ảnh hưởng của bất ổn trên biển Đông đối với nền kinh tế. Nhờ đó, lòng tin của các nhà đầu tư đã dần trở lại.

Nhiều ĐBQH lo ngại nền kinh tế sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ những bất ổn ở biển Đông. PV Báo NNVN cuộc trao đổi với ông Vũ Viết Ngoạn (ảnh), Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia.

vu-viet-ngon190636452

Báo cáo trước Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ KH- ĐT Bùi Quang Vinh lo ngại những bất ổn ở biển Đông sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Ông đánh giá sao về nhận xét này?

Đây là vụ việc đáng tiếc xảy ra đối với nền kinh tế của Việt Nam bởi hiện nay kim ngạch XK sang Trung Quốc chiếm 10% và NK từ 25 - 28%. Với những con số này thì mối tương quan của hai nước là khá lớn.

Tuy nhiên, Chính phủ đã có nhiều giải pháp khắc phục như yêu cầu các địa phương có chính sách hỗ trợ kịp thời, cụ thể theo hướng bồi thường cho các DN chịu thiệt hại từ vụ việc này. Riêng Ngân hàng Nhà nước cũng tổ chức nhiều cuộc họp để có ý kiến chính thức đối với các nhà đầu tư nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam.

Và trong nhiều giải pháp kể trên, tôi đánh giá cao giải pháp của Chính phủ là cố gắng duy trì mục tiêu hòa bình, ổn định nhưng đồng thời cũng đảm bảo tính độc lập chủ quyền bảo vệ Tổ quốc. Tôi cũng tin rằng, nếu làm được điều này thì niềm tin của các nhà đầu tư sẽ trở lại.

Cơ sở nào khiến ông đưa ra nhận định trên?

Với những giải pháp kịp thời mà tôi vừa nói thì lòng tin của các nhà đầu tư đã dần trở lại. Đây có thể coi là chìa khóa để tháo gỡ vấn đề. Nếu với tốc độ này thì sự ảnh hưởng sẽ không lớn như nhiều người vẫn lo ngại. Còn với khoản tiền mà chúng ta đã trích ra để bồi thường cho các DN cũng không ảnh hưởng nhiều mấy đến ngân sách Nhà nước.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang chịu tác động từ chính các nhà đầu tư có vốn nước ngoài FDI, trong đó DN Trung Quốc cũng không nhiều lắm.

Tôi cũng chia sẻ thêm, sau nhiều năm vắng bóng, cách đây ít ngày, trên một số kênh quốc tế chuyên nghiên cứu, phân tích về kinh tế Việt Nam đã đưa ra một loạt các thông số có chiều hướng tích cực. Điều này cũng trùng với thông số của Ủy ban Tài chính Quốc gia mà chúng tôi vừa tiến hành.

Ngư dân bám biển sẽ bị ảnh hưởng, tác động lớn nhất trong vụ việc. Theo ông, Chính phủ cần có chính sách như thế nào với nhóm đối tượng này?

Với vị trí địa lý của Việt Nam thì ngành thủy sản nói chung và ngư dân bám biển luôn là lực lượng lao động chủ đạo, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Vì thế, từ lâu, nhóm đối tượng này đã được Chính phủ dành ra một phần ngân sách để ưu đãi để đóng tàu, nuôi bắt thủy hải sản…

Theo tôi, trong lúc này, Chính phủ vẫn phải tiếp tục ưu đãi như vậy. Thêm vào đó, phải tiếp tục SX, kinh doanh ngay trên những vùng đất mà Việt Nam có chủ quyền để kiểm soát và hạn chế tối đa sự xâm nhập của những nước đang muốn dòm ngó.

Để không còn phụ thuộc vào quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, theo ông, Việt Nam cần làm gì?

Theo tôi, lúc này việc duy trì mục tiêu ổn định hòa bình phải được đặt hàng đầu. Cái này cũng vì lợi ích của nhân dân hai nước, lợi ích của cả khu vực. Chúng tôi cũng nhận được nhiều nghi ngại về chỉ số tín dụng tăng trưởng đầu năm vẫn thấp.

Theo cá nhân tôi đánh giá, lo ngại này không có cơ sở nếu không nói rằng, chỉ số thực tế cao hơn rất nhiều. Lý do bởi số liệu báo cáo này có sự gối đầu giữa năm trước và năm sau. Ngoài ra, nguồn vốn từ trái phiếu, từ khu vực Nhà nước hay từ vốn ODA đã tăng đáng kể.

Cũng theo ghi nhận của chúng tôi, nhờ hàng loạt giải pháp trong thời gian qua, lòng tin của nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã dần quay trở lại. Hy vọng đây là tín hiệu vui trong thời gian tới.

Xin cảm ơn ông!

TRUNG QUỐC VẪN HUNG HĂNG, NGÔNG CUỒNG 

Ngày 22/5, bên lề kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội cho biết: Việt Nam đã có khoảng 20 cuộc làm việc với Trung Quốc nhưng thái độ của họ vẫn cứ bất chấp, hung hăng, ngông cuồng.

Tuy vậy, chúng ta vẫn phải kiên trì và kiên quyết. Tùy diễn biến tình hình để đưa ra những đối sách cho phù hợp. Chúng ta thận trọng, không vội vàng, vì việc này cả thế giới quan tâm rồi.

Cũng theo ông Hằng, tại buổi gặp gỡ lãnh đạo Quốc hội của ASEAN, phía Việt Nam cũng đã phát biểu lên án hành động ngang ngược của Trung Quốc.

“Với Trung Quốc, chúng tôi đề xuất rất nhiều biện pháp tăng cường giao lưu để trao đổi, hiểu nhau sâu hơn và quan tâm đến những vấn đề chung của hai nước.

Thực tế trên các cuộc gặp đa phương đều có trao đổi về vấn đề này. Còn gặp riêng về vấn đề này họ có chủ trương không gặp - có thể là do chủ trương của họ đã thế rồi”, ông Hằng nói.

Được biết ngày 28/5 tới, Chủ tịch tiểu ban Châu Á Thái Bình Dương của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ sang thăm Việt Nam, ông Hằng cho biết: “Chúng tôi sẽ trao đổi nhiều nội dung trong đó có bàn về tình hình biển Đông”.

 

Xem thêm
Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Giảm tới 730 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024 đồng loạt giảm. Trong đó, giá xăng mất khoảng 300 đồng, còn giá dầu giảm tới 730 đồng.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

WinCommerce hướng đến mục tiêu 4.000 cửa hàng vào cuối 2024

Ngày 25/4/2024 tại TP.HCM, Công ty CP Tập đoàn Masan và hai công ty thành viên Masan Consumer, Masan MEATLife đồng tổ chức Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2024.

Bình luận mới nhất