| Hotline: 0983.970.780

Lũ chia cắt nhiều địa phương, hơn 10.000 học sinh Bình Định phải nghỉ học

Thứ Sáu 24/11/2017 , 13:29 (GMT+7)

Từ tối 22 đến sáng 24/11 trên địa bàn tỉnh Bình Định có mưa lớn xảy ra trên diện rộng, nhất là đối với lưu vực sông Kôn và khu vực phía Bắc tỉnh.

Đến sáng 24/11, nước lũ đã bủa vây, chia cắt các tuyến đường giao thông khiến nhiều địa phương tại tỉnh Bình Định bị cô lập. Hiện nước lũ đang gây chia cắt nhiều đoạn trên tuyến đường tỉnh lộ DT 640 nối từ trung tâm huyện Tuy Phước (Bình Định) đến các xã khu Đông như: Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hoà, Phước Thắng và các xã Cát Tiến, Cát Chánh, Cát Thắng (huyện Phù Cát).

Nhiều địa phương tại tỉnh Bình Định đang bị cô lập bởi nước lũ

Ngoài ra, nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã ở các địa phương này cũng chìm trong biển nước, nơi ngập sâu nhất từ 0,7 - 1m, khiến nhiều địa phương bị chia cắt. Ông Trần Kỳ Quang, Phó chủ tịch UBND huyện Tuy Phước, cho PV NNVN biết, nước lũ đang gây chia cắt nhiều xã trên địa bàn huyện. “Có nơi ngập sâu gần 1m, hiện có trên 10.000 học sinh nghỉ học. Người dân phải di chuyển bằng đò, xe tải qua đoạn ngập.

Nước lũ dâng cao khiến hàng ngàn công nhân ở các xã khu Đông huyện Tuy Phước đang làm việc tại khu công nghiệp Phú Tài, TP Quy Nhơn không thể đến nơi làm việc.

Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bình Định vừa phát đi thông báo, đề phòng xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở các huyện: An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ và Vân Canh. Ngập lụt ở vùng trũng thấp của các huyện như: Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn, Tuy Phước và thị xã An Nhơn với cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2.

Một số hình ảnh nhiều địa phương trên địa bàn xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước, Bình Định bị ngập chìm trong lũ:

Xem thêm
Việt Nam có 9 giống gạo thơm được miễn thuế sang EU

Việt Nam có 9 giống gạo thơm được miễn thuế sang EU. Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. 20.000 đồng một trái dừa xiêm ngày nắng nóng. Đồng Tháp sẽ tổ chức Hội thảo khoa học về Sen.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Câu chuyện vượt nắng, thắng hạn: Nhìn từ Sóc Trăng

SÓC TRĂNG Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo Sở NN-PTNT tăng cường công tác ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn, để giảm thiểu rủi ro sản xuất nông nghiệp trong mùa khô năm nay.

Ngoài bò tót, Vườn quốc gia Phước Bình còn nhiều loài động vật quý hiếm

Ninh Thuận Thông qua đặt bẫy ảnh giám sát, nhóm nghiên cứu của Vườn quốc gia Phước Bình đã phát hiện quần thể bò tót cùng nhiều loài động vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới IUCN.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm