| Hotline: 0983.970.780

Lũ gà u mê, đàn dê lạc lối, những gói mì tôm lầm đường…

Thứ Tư 15/11/2017 , 07:18 (GMT+7)

Sau lũ gà u mê, đàn dê lạc lối thì giờ đây, những gói mì tôm lại “lầm đường”… Và lại vẳng đâu đây, lời của bà Nguyễn Thị Doan khi còn làm Phó Chủ tịch nước: “Người ta ăn không từ thứ gì…”. 

Một câu chuyện nhức nhối lại vừa xảy ra tại Thanh Hóa. Đó là sau mưa lũ, số tiền hàng cứu trợ lại “nhầm đường, lạc lối” vào nhà quan.

Theo phản ánh của báo Dân trí, trong đợt cứu trợ lũ lụt vừa qua, nhiều gia đình nghèo, cụ già neo đơn, tàn tật, ốm đau tại xã Thiệu Dương, TP Thanh Hóa không được nhận quà. Trong khi hàng chục suất quà lại rơi vào các gia đình cán bộ thôn khiến người dân vô cùng bức xúc, phẫn nộ.

Người dân ở đây cho biết, có đoàn của một ngôi chùa trong Bình Dương trao 170 suất quà, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng, trong đó có 1 yến gạo, chăn, quần áo ấm, bát, 300.000 đồng tiền mặt và một đoàn tăng ni phật tử của một ngôi chùa trên địa bàn với 100 phần quà, mỗi phần quà trị giá 500.000 đồng.

Thế nhưng trong khi những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, neo đơn lại chỉ nhận được vài ba gói mì, ít cân gạo thì hàng loạt gia đình cán bộ có điều kiện kinh tế khá giả lại được nhận quà có giá trị.

Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, thôn 4 có 9 cán bộ thì 8 gia đình được nhận quà cứu trợ. Ngay cả gia đình ông Yêng (bí thư thôn) có nhà 3 tầng, giàu nhất nhì thôn cũng nằm trong danh sách nhận cứu trợ.

Cụ thể, 8 gia đình gồm: Gia đình ông Yêng (bí thư thôn), ông Thanh (trưởng thôn), chị Lan, chị Huế, chị Trang, ông Quyết, ông Diện, anh Thủy đều là cán bộ thôn. “Gần 300 suất quà mà người nghèo chỉ có 1-2% thôi còn nhà 2, 3, 4 tầng đến nhận hết”. Ông Nguyễn Văn Lan, thôn 4 nói.

Trong khi đó, ông Dương Văn Tiệu (80 tuổi) mắc đủ thứ bệnh, cuộc sống nghèo khổ. Sau lũ lụt, nhà ông Tiệu lại càng khó khăn hơn nhưng ông Tiệu cho đến nay cũng chỉ nhận được 5 gói mì tôm. Nhà ông Dương Văn Nguyên (93 tuổi) đang nuôi vợ là Dương Thị An (93 tuổi) bị liệt; nhà bà Dương Thị Cúc (80 tuổi), bà Hà Thị Sánh (78 tuổi), hoàn cảnh khó khăn thế nhưng cũng chỉ được nhận ít mì tôm từ những đợt cứu trợ trước đó.

Điều ngạc nhiên là sau khi phát cho mỗi gia đình 5 gói mì tôm, họ lại gọi dân lên lấy thêm một gói nữa. Ông Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Thiệu Dương (TP Thanh Hóa) cho biết, chắc thôn nhầm vì đúng ra là phải trao 6 gói/khẩu chứ không phải cho một hộ.

Chao ôi! Ăn đến cả gói mì tôm cứu trợ thì còn gì để nói!

Chuyện nhập nhèm trong việc nhận tiền, hàng cứu trợ hoặc hỗ trợ người nghèo ở ta không hiếm. Cách đây ít lâu, tại xã Quế An, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, gà cấp cho người nghèo “chạy” vào nhà Bí thư, Chủ tịch xã.

Tại Thanh Hóa, đã từng xảy ra chuyện 12 con dê được cấp cho bà con nghèo xã Thành Yên đáng lẽ thẳng tiến về nhà dân nghèo thì lại “lỡ bước sang ngang” vào nhà ông Bí thư Huyện ủy Thạch Thành Đỗ Minh Quý.

Khi đó, Bí thư Quý thì giải thích rằng ông ấy nghĩ đó là dê được phân bổ từ dự án của Bộ Khoa học công nghệ về phát triển chăn nuôi giúp đồng bào huyện miền núi thoát nghèo chứ… không biết đó là dê hỗ trợ của thị xã Bỉm Sơn. Tức là có cái sự “nhầm nhọt sang trồng trọt” ở đây.

Sau lũ gà u mê, đàn dê lạc lối thì giờ đây, những gói mì tôm lại “lầm đường”…

Và lại vẳng đâu đây, lời của bà Nguyễn Thị Doan khi còn làm Phó Chủ tịch nước: “Người ta ăn không từ thứ gì…”.

 

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Trận dông lốc kinh hoàng khiến hàng trăm hộ dân 'màn trời chiếu đất'

Bắc Kạn Rạng sáng ngày 18/4, dông lốc trên diện rộng làm hơn 580 ngôi nhà tại tỉnh Bắc Kạn hư hỏng, người dân và chính quyền địa phương đang nỗ lực khắc phục hậu quả.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm