| Hotline: 0983.970.780

Lu, kiệu vật không thể thiếu trong gia đình người miền Tây

Thứ Năm 18/07/2019 , 09:03 (GMT+7)

Từ lâu lu, kiệu là vật  hữu dụng và tiện ích không thể thiếu trong gia đình của người dân sông nước Nam bộ. Từ những lu, kiệu loại lớn dùng để đựng nước, đựng gạo cho tới lu vừa đựng đậu, mè hay lu nhỏ đựng mắm, rộng cá, làm giá đỗ…

Gần như bất cứ gia đình nào ở miền Tây đều có một hay nhiều lu.
Ngày nay lu dùng để đựng nước phục vụ sinh hoạt trong gia đình là chủ yếu.
Thường lu đặt trước hiên nhà, bên chái bếp, sau mái hứng nước mưa hay bên trong căn nhà…
Ngày nay đời sống quá hiện đại, lu dù không còn được xem quá quan trọng như ngày xưa nhưng người dân miền Tây vẫn còn sử dụng khá phổ biến ở vùng nông thôn.
Đối với vùng khó khăn nông thôn miền Tây, thường trước cửa nhà người dân trang bị sẳn những cái lu để lấy nước sông lên đem đi “lóng phèn” (tức là bỏ phèn chua vào nước làm cho nước lắng trong) rồi mới sử dụng hàng ngày đề phòng vào mùa nước cạn hay nước mặn xâm nhập.
Theo những người cao niên kể, ngày xưa gia đình nghèo con cái cưới vợ cho ra riêng sinh sống, cha mẹ đều cho cặp lu. Thường cái thì để ngoài sàn nước để tắm rửa, nấu ăn, cái còn lại dùng để đựng nước mưa dự trữ uống quanh năm.
Còn đối với những nhà khá giả họ sử dụng loại kiệu nhưng công dụng cũng giống như cái lu. Đặc biệt kiệu bên ngoài có phủ lớp men, bóng đẹp và có vẽ cả hình hoa văn.
Chính vì vậy với người miền Tây sông nước, cùng với ngôi nhà thì những hàng kiệu đựng nước mưa để trong nhà hay bên hiên nhà được coi là biểu tượng của kinh tế gia đình.
Ông Trương Văn Tặng, ở xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ năm nay 76 tuổi cho biết: Gia đình trang bị gần đến 15 cái kiệu và lu dùng để chứa nước mưa phục vụ ăn uống quanh năm trong gia đình.
Theo ông Tặng, tuy ngày nay nước máy đến tận nhà rất tiện lợi, nhưng gia đình ông chỉ dùng nước máy phục vụ tắm giặt và chăn nuôi heo. Còn gia đình vẫn thích dùng nước mưa đựng trong những cái kiệu để phục vụ cho việc nấu nướng, ăn uống cho gia đình.
Những cái kiệu chứa nước mưa, người dân thường làm những nấp đậy thật kín.
Loại nhỏ hơn lu và kiệu đó là khạp da bò nhưng có rất nhiều công dụng. Khạp thường đem dùng đựng để ủ mấm cá, rộng cá hay còn sản xuất giá đỗ…
Nông dân miền Tây còn tận dụng lu dùng để làm bình chứa pha thuốc BVTV phun xịt cho rau màu.
Mặc dù nhu cầu sử dụng lu, kiệu, khạp của người dân miền Tây rất lớn nhưng đa phần mặt hàng này lại được mua từ các vùng miền Đông Nam bộ chở vào bán là chủ yếu.
Thương lái chở lu, kiệu, khạp…đi bán bằng ghe thuyền chủ yếu qua hệ thống sông ngòi kênh rạch ở ĐBSCL.
Ngày xưa, nghề buôn lu được coi là một trong những nghề làm ăn khấm khá của người dân miệt đồng bằng.
Ngày nay người dân cải tiến sử dụng lu, kiệu thay thế bằng đồ nhựa.

Xem thêm
Sóng đánh chìm tàu, 14 ngư dân trôi tự do trên biển

Việt Nam lần đầu tổ chức Hội thảo quốc tế về ngành dừa. Phát triển ngành cao su trong bối cảnh toàn cầu hóa. Công ty TOPCIN khánh thành Nhà máy sản xuất thuốc thú y. Sóng đánh chìm tàu, 14 ngư dân trôi tự do trên biển. Cấp cứu thuyền viên nước ngoài gặp nạn ngoài khơi.

Tri thức và nông dân: Hợp tác, đổi mới hướng đến nền nông nghiệp hiện đại

Hướng đến phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh, Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tri thức hóa nông dân, thông qua việc nâng cao trình độ, nhận thức và bảo đảm quyền làm chủ của nông dân trong bối cảnh chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0. Ông Lý Văn Giàu - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp và TS Trần Minh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) sẽ cùng trao đổi về sự cần thiết xây dựng người nông dân chuyên nghiệp.

Hướng dẫn nuôi thỏ New Zealand trong chuồng lồng kinh tế cao nhất

Thỏ New Zealand là giống nuôi tăng trưởng nhanh, thịt thơm ngon, mắn đẻ. Chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây hướng dẫn chi tiết cách nuôi thỏ New Zealand trong chuồng lồng đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

500 người chết và mất tích do thiên tai trong năm 2024

Tuy đã chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai, thế những trước sức mạnh của những cơn bão lớn đổ bộ trong năm 2024, Việt Nam vẫn gánh chịu nhiều thiệt hại.