| Hotline: 0983.970.780

Lu, kiệu vật không thể thiếu trong gia đình người miền Tây

Thứ Năm 18/07/2019 , 09:03 (GMT+7)

Từ lâu lu, kiệu là vật  hữu dụng và tiện ích không thể thiếu trong gia đình của người dân sông nước Nam bộ. Từ những lu, kiệu loại lớn dùng để đựng nước, đựng gạo cho tới lu vừa đựng đậu, mè hay lu nhỏ đựng mắm, rộng cá, làm giá đỗ…

Gần như bất cứ gia đình nào ở miền Tây đều có một hay nhiều lu.
Ngày nay lu dùng để đựng nước phục vụ sinh hoạt trong gia đình là chủ yếu.
Thường lu đặt trước hiên nhà, bên chái bếp, sau mái hứng nước mưa hay bên trong căn nhà…
Ngày nay đời sống quá hiện đại, lu dù không còn được xem quá quan trọng như ngày xưa nhưng người dân miền Tây vẫn còn sử dụng khá phổ biến ở vùng nông thôn.
Đối với vùng khó khăn nông thôn miền Tây, thường trước cửa nhà người dân trang bị sẳn những cái lu để lấy nước sông lên đem đi “lóng phèn” (tức là bỏ phèn chua vào nước làm cho nước lắng trong) rồi mới sử dụng hàng ngày đề phòng vào mùa nước cạn hay nước mặn xâm nhập.
Theo những người cao niên kể, ngày xưa gia đình nghèo con cái cưới vợ cho ra riêng sinh sống, cha mẹ đều cho cặp lu. Thường cái thì để ngoài sàn nước để tắm rửa, nấu ăn, cái còn lại dùng để đựng nước mưa dự trữ uống quanh năm.
Còn đối với những nhà khá giả họ sử dụng loại kiệu nhưng công dụng cũng giống như cái lu. Đặc biệt kiệu bên ngoài có phủ lớp men, bóng đẹp và có vẽ cả hình hoa văn.
Chính vì vậy với người miền Tây sông nước, cùng với ngôi nhà thì những hàng kiệu đựng nước mưa để trong nhà hay bên hiên nhà được coi là biểu tượng của kinh tế gia đình.
Ông Trương Văn Tặng, ở xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ năm nay 76 tuổi cho biết: Gia đình trang bị gần đến 15 cái kiệu và lu dùng để chứa nước mưa phục vụ ăn uống quanh năm trong gia đình.
Theo ông Tặng, tuy ngày nay nước máy đến tận nhà rất tiện lợi, nhưng gia đình ông chỉ dùng nước máy phục vụ tắm giặt và chăn nuôi heo. Còn gia đình vẫn thích dùng nước mưa đựng trong những cái kiệu để phục vụ cho việc nấu nướng, ăn uống cho gia đình.
Những cái kiệu chứa nước mưa, người dân thường làm những nấp đậy thật kín.
Loại nhỏ hơn lu và kiệu đó là khạp da bò nhưng có rất nhiều công dụng. Khạp thường đem dùng đựng để ủ mấm cá, rộng cá hay còn sản xuất giá đỗ…
Nông dân miền Tây còn tận dụng lu dùng để làm bình chứa pha thuốc BVTV phun xịt cho rau màu.
Mặc dù nhu cầu sử dụng lu, kiệu, khạp của người dân miền Tây rất lớn nhưng đa phần mặt hàng này lại được mua từ các vùng miền Đông Nam bộ chở vào bán là chủ yếu.
Thương lái chở lu, kiệu, khạp…đi bán bằng ghe thuyền chủ yếu qua hệ thống sông ngòi kênh rạch ở ĐBSCL.
Ngày xưa, nghề buôn lu được coi là một trong những nghề làm ăn khấm khá của người dân miệt đồng bằng.
Ngày nay người dân cải tiến sử dụng lu, kiệu thay thế bằng đồ nhựa.

Xem thêm
Xuất khẩu 18 tấn xoài keo sang Hàn Quốc

Xuất khẩu 18 tấn xoài keo sang Hàn Quốc. Công nghệ kiểm soát dịch bệnh trong nuôi tôm. Chế biến sâu nhung hươu, tăng 30% giá trị kinh tế. Chậm hỗ trợ người dân có đất bị ngập do thủy điện tích nước.

Điểm mới về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản

Việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của hai Nghị định 26 và 42 trong lĩnh vực thủy sản nhằm phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Cùng theo dõi tọa đàm của Báo Nông nghiệp Việt Nam với các chuyên gia về vấn đề này.

Nhức nhối vấn nạn buôn bán rùa từ chợ ảo đến đời thực

Vấn nạn buôn bán rùa không chỉ nhức nhối trên Internet mà còn diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng. 

Xử phạt hơn 1 tỷ đồng hành vi buôn bán động vật hoang dã

Lực lượng chức năng tỉnh Bắc Kạn phát hiện, xử lý hàng chục vụ vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã, khởi tố nhiều vụ, xử phạt hành chính hơn 1 tỷ đồng.

Bình luận mới nhất