| Hotline: 0983.970.780

Lũ lịch sử nhấn chìm thành phố Lạng Sơn

Thứ Hai 21/07/2014 , 08:37 (GMT+7)

Mưa lớn đã xuất hiện lũ quét tại một số địa phương của tỉnh Lạng Sơn. Thống kê của cơ quan chức năng, đã có 4 người thiệt mạng. 

* 3 người bị lũ cuốn

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới sau cơn bão số 2, trong hai ngày 18 - 19/7, mưa lớn xuất hiện trên diện rộng thuộc nhiều địa bàn của tỉnh Lạng Sơn. Mưa lũ gây ngập úng với thiệt hại lớn về người và tài sản. 

Khu vực Mẫu Sơn có tổng lượng mưa đo được là 510 mm, tại Chi Lăng là 158 mm, tại Bắc Sơn 185 mm, Lộc Bình 181 mm, mưa tại thành phố Lạng Sơn là 157 mm, tại Đình Lập 158 mm.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, lũ trên sông Kỳ Cùng lúc 12 giờ trưa ngày 20/7 tại Lạng Sơn đã vượt trên báo động 3. Trong khi đó, mực nước sông vẫn tiếp tục tăng cao do nước trên thượng nguồn đổ về. Mưa lớn đã xuất hiện lũ quét tại một số địa phương của tỉnh Lạng Sơn.

17-15-44_2
Chuyển thức ăn cho nhân dân

Thống kê của cơ quan chức năng, đã có 4 người thiệt mạng. Trong đó có 3 người bị lũ cuốn trôi đã xác định được danh tính là ông Vi Văn Sản (thôn Hợp Đường, xã Liên Sơn, huyện Chi Lăng); ông Nguyễn Văn Phúc (thôn Nà Hà, xã Chiến Thắng, huyện Chi Lăng) và ông Hứa Văn Đức (thôn Phò Mã, xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc). 

Mưa lớn gây ngập úng tại địa bàn các huyện Đình Lập, Lộc Bình, Văn Quan, Văn Lãng và TP Lạng Sơn. Theo thông tin từ Ban chỉ huy PCLB và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn, có 400 gia đình đã bị thiệt hại với 2.000 ha cây trồng và hoa màu bị tàn phá, 35.000 m3 đất đá bị sạt lở; giao thông trên các tuyến QL 1B, 4A, 4B bị chia cắt.

17-15-44_3
Nhiều người dân hiếu kỳ đổ ra quan xem lũ trên sông Kỳ Cùng

Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCLB và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Cao Bằng, đến tối ngày 20/7, lượng mưa tại các địa phương trên chưa lớn nên chưa có khả năng xuất hiện lũ quét gây thiệt hại.

Tại TP Lạng Sơn hầu hết các phường bị ngập chìm trong nước. Hàng ngàn nhà dân bị nước tấn công, ngập mái. Những khu vực bị ngập nặng như Nhị Thanh, Tam Thanh, chợ Giếng Vuông, chợ Đông Kinh, Mai Pha…, hoạt động thương mại, tham quan du lịch bị ngưng trệ hoàn toàn. Nước ngập cao trên các tuyến đường giao thông đã cô lập một số khu dân cư, các cơ quan hành chính, bệnh viện, trường học…

Do chủ động công tác đối phó, phòng chống với cơn bão số 2, Lạng Sơn đã tăng cường quân số, thiết bị, phương tiện chuyên dùng giúp dân sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn.

Ông Vi Văn Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, cho biết, tính đến trưa ngày 20/7, tỉnh Lạng Sơn đã di dời hơn 5.000 hộ dân đến nơi an toàn. Trong khi đó, tại nhiều vị trí, cơ quan chức năng phải sử dụng các biện pháp cưỡng chế để tiếp tục di dời nhân dân.

17-15-44_5
Mặt tiền chợ Đông Kinh ngập chìm trong biển nước

Tại các khu dân cư bị cô lập, do dòng chảy mạnh, việc tiếp cận để di dời người dân gặp nhiều khó khăn. Về giao thông, có 45 vị trí quốc lộ, tỉnh lộ bị sạt lở, nhiều vị trí bị chia cắt. Trước thực trạng hết sức khó khăn trên, tỉnh Lạng Sơn đã nỗ lực dùng các biện pháp cũng như huy động toàn bộ lực lượng để khắc phục hậu quả mưa lũ.

17-15-44_7
17-15-44_6
Đường phố Lạng Sơn trở thành những dòng sông

Về lâu dài, tỉnh Lạng Sơn đã lên phương án và giao cho các ngành chức năng, ngay sau khi lũ rút sẽ khẩn trương thông các tuyến đường giao thông, đảm bảo an ninh trật tự trong việc di chuyển người dân về nơi ở cũ và vệ sinh môi trường sau lũ lụt; xem xét để áp dụng cơ chế chính sách hỗ trợ các hộ dân bị thiệt hại nặng do mưa lũ.

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Những đoàn xe thiện nguyện đuôi nhau chở nước về vùng hạn mặn

Mỗi ngày các địa phương ven biển ĐBSCL, tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre… tiếp nhận hàng chục, hàng trăm chuyến xe và nhiều sà lan mang theo những giọt nước nghĩa tình.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất