| Hotline: 0983.970.780

Lũ lớn bất ngờ, thiệt hại nặng

Thứ Ba 18/10/2011 , 08:51 (GMT+7)

Chỉ sau một đêm mưa như trút nước, miền Trung lại bất ngờ phải gánh cơn lũ lớn. Rất nhiều địa phương bị cô lập, người dân muốn đi lại đều phải sử dụng bè...

Chỉ sau một đêm mưa như trút nước, miền Trung lại bất ngờ phải gánh cơn lũ lớn. Rất nhiều địa phương bị cô lập, người dân muốn đi lại đều phải sử dụng bè...

Sau một đêm, thành biển nước

Đội cơn mưa như trút thẳng nước vào mặt, chúng tôi lên vùng Quảng Ninh (Quảng Bình). Anh Phạm Trung Đông, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh cho biết: “Toàn huyện có 14/15 xã, thị trấn bị ngập trong lũ. Quốc lộ 1A đoạn qua địa bàn huyện ngập sâu có nơi tới 2m, dài hàng chục km. Gần 20.000 ngôi nhà ngập nước, riêng ngập từ 2m trở lên có 4.500 nhà. Địa phương đã tiến hành di dời 271 hộ, 1.174 nhân khẩu ra vùng khỏi sạt lở và ngập sâu”.

Cắt ngược con sông Nhật Lệ đang ngầu đục sóng, mất hơn một giờ đồng hồ chúng tôi mới lên được vùng Hiền Ninh (huyện Quảng Ninh). Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Chủ tịch UBND xã Hiền Ninh qua một đêm chống lũ má đã hóp sâu lại. “Cả đêm qua, Đảng ủy, UBND xã chỉ đạo lực lượng xung kích sơ tán 15 hộ ra khỏi những ngôi nhà ngập sâu an toàn. Toàn xã có 1.800/1.900 nhà bị ngập, trong đó 30% bị nước nhấn chìm hơn 2m, nhiều nhà nước ngập gần đến mái. Số thóc trong dân bị ngập, trôi, thiệt hại đã lên trên 250 tấn” – ông Hùng cho hay.

Tại thôn Đồng Tư (xã Hiền Ninh), trưởng thôn Võ Đình Châu nói: “Thôn có 265 hộ thì hộ nào cũng ngập dưới 1m nước. Tui không ngờ, một đêm mà nước đã lập đỉnh lũ bằng năm ngoái”. Nhà bà Nguyễn Thị Phương (thôn Đồng Tư) lúc lũ lập đỉnh chấm mái nhà. May tổ cứu hộ đến kịp thời đưa cả nhà sang trú tạm bên hàng xóm. Chúng tôi trao vội cho bà mấy gói mì tôm qua cửa thông gió bé tẹo phía trên đầu hồi nhà. Từ trong nhà, bà nói vọng ra: “Lúc tối, mấy bao thóc kê lên bàn cao cũng bị ngập mất rồi. Cái tivi để trên nóc tủ thì nước lên làm tủ nổi nghiêng rơi xuống chắc cũng hư bể mất”.

Đường lên xã Tân Ninh cũng chỉ thấy biển nước đục ngầu. Làng mạc chìm nghiêng ngả dưới lũ. Chúng tôi chỉ còn biết dò đường theo hướng hàng cây phi lao.

Theo báo cáo nhanh của Ban PCLB-TKCN tỉnh Quảng Bình, đến chiều ngày 17/10, toàn tỉnh có gần 50.000 ngôi nhà bị ngập (trong đó khoảng 33.000 nhà ngập sâu trên 1m. Trên 1.000 ha hoa màu bị lũ làm hư hại hoàn toàn và gần 500 ha nuôi trồng thủy sản bị lũ cuốn trôi. Đã có 4 người chết, 5 người bị thương do hậu quả mưa lũ mấy ngày vừa qua. 

 

Mất trong nhà, mất ngoài đồng 

Nhờ có sự chỉ đạo khẩn trương, kịp thời nên suốt đêm 16/10, các huyện thị của tỉnh Quảng Trị đã di dời được hơn 5.000 hộ dân từ vùng ngập, trũng đến nơi an toàn. Đến chiều ngày 17/10, nước lũ vẫn còn lênh láng trên nhiều huyện, thị của tỉnh Quảng Trị.

Tại nhiều xã vùng gò đồi, nhiều gia đình nông dân bắt đầu trở về nhà sau một ngày đêm di chuyển tránh lũ. Tại các vùng trũng giao thông liên xã vẫn còn chia cắt vì lũ nên bà con phải đi lại bằng thuyền. Hiện nay lũ trên các sông đang xuống chậm và hạ lưu vẫn còn duy trì ở mức cao. 

Thiệt hại nặng nhất trong đợt lũ này là các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ, nơi còn hơn 1.000 ha lúa HT chưa kịp thu hoạch, hiện lúa đã hư hỏng nặng. Gia đình nào đã gặt về nhà thì do lúa ngâm nước nên đều bị mộng. Ông Nguyễn Hữu Chính- Chủ tịch xã Gio Quang (huyện Gio Linh) cho biết, nhiều gia đình ở đây làm đến 3- 4 ha lúa, chưa thu hoạch kịp xem như mất trắng hàng trăm triệu đồng.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCBL tỉnh Quảng Trị, đợt lũ này toàn tỉnh có hơn 14.000 ngôi nhà bị ngập sâu, 2 người bị lũ cuốn. Đi chỉ đạo tại vùng lũ, ông Nguyễn Quân Chính- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiêm Trưởng Ban Chỉ huy PCBL tỉnh, nhắc nhở các huyện, thị nước lũ bắt đầu rút nhưng chậm nên cần hết sức tập trung, không được chủ quan trong công tác phòng chống lũ, đề phòng lũ ống, lũ quét bất ngờ xảy ra.

Ông Chính yêu cầu, những nơi giao thông ách tắc vì lũ, những vùng bị lũ cô lập cần cứu trợ khẩn cấp lương thực và nhu yếu phẩm. Tại các nơi nước lũ rút cần sớm dọn dẹp vệ sinh môi trường nhà cửa, trường học cho các cháu trở lại trường. Chính quyền địa phương cần giúp dân sớm ổn định cuộc sống sau lũ và khôi phục sản xuất.

Nhiều địa phương bị chia cắt

Trong 2 ngày qua trên địa bàn tỉnh TT- Huế mưa lớn, đỉnh điểm có lúc lượng mưa lên tới 300 - 600mm, kết hợp nước từ thượng nguồn đổ về vùng hạ du đã khiến nhiều nơi bị chia cắt, ngập sâu trong nước lũ.

Theo báo cáo của Ban chí huy PCLB- TKCN tỉnh TT- Huế, đã có gần 4.000 ngôi nhà bị ngập. Trong đó, huyện Phong Điền 1.240 nhà, Hương Trà 850, Quảng Điền 756 và TP. Huế có 1.100 nhà. Chính quyền đã tổ chức di dời 507 hộ dân đến nơi an toàn. Tại huyện Hương Trà đoạn đi qua Quốc lộ 1A, cả một vùng trắng xóa trong nước lũ. Mưa lớn đã làm các xã Hương Chữ, Hương Toàn bị ngập sâu, có nhiều thôn như Liễu Hạ, Cổ Lão (xã Hương Toàn) nước cao mấp mé mái nhà.

Tại huyện Phong Điền, ông Nguyễn Văn Cho- Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Do mưa lớn dòng chảy mạnh đã gây sạt lở bờ sông Bồ đoạn qua thôn Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền. Hiện UBND huyện Phong Điền đã chỉ đạo UBND xã Phong An tổ chức di dời hàng chục hộ dân sống dọc hai bên bờ sông đoạn bị sạt lở đến nơi an toàn. Mưa lũ cũng làm 15 ha hoa màu tập trung ở vùng Ngũ Điền bị hư hại; 400 ha sắn (trong tổng số 1.850 ha) bị ngập úng cùng hơn 500 tấn sắn nguyên liệu vừa mới nhổ của bà con nông dân các xã Phong Hòa, Phong Thu, Phong An chưa bán được, nguy cơ bị hư hỏng rất cao.

Đến thời điểm ngày 17/10, tại địa bàn tỉnh TT- Huế đã có một người bị chết đuối, một người bị thương nặng. Do mưa lớn lớn liên tục, kéo dài nên sáng 17/10, Sở GD- ĐT TT- Huế đã quyết định cho học sinh trên địa bàn của tỉnh nghỉ học.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm