| Hotline: 0983.970.780

Lúa chất lượng, hướng đi đúng

Thứ Tư 19/11/2014 , 10:27 (GMT+7)

Chương trình SX lúa hàng hóa chất lượng cao được đánh giá có tốc độ phát triển nhanh và hiệu quả đứng đầu trong các chương trình, dự án, đề án trọng điểm của ngành nông nghiệp Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015.

Triển khai thực hiện từ năm 2011 với diện tích 2.400 ha, năm 2012 đạt 7.000 ha; năm 2013 đạt 8.000 ha; năm 2014 đạt 5.815 ha, duy trì và mở rộng ở các huyện từ 15.000 - 16.500 ha.

Hà Nội sau mở rộng có diện tích lúa vào khoảng 205.000 ha, sản lượng 1,1 triệu tấn, đáp ứng 40 - 50% nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân trên địa bàn. Với xu hướng sử dụng hàng hoá chất lượng cao ngày càng tăng nên đòi hỏi nhu cầu về lương thực không chỉ ăn no mà còn ăn ngon, ăn sạch. Chương trình SX lúa hàng hoá chất lượng cao ra đời trên cơ sở ấy. Một mặt nó đáp ứng nhu cầu của người dân, mặt khác nâng cao hiệu quả SX lúa.

Trung tâm Phát triển Cây trồng Hà Nội là đơn vị được giao thực hiện chương trình này. Cụ thể, đơn vị đã chủ động:

1. Triển khai hội nghị phổ biến chủ chương, chính sách, mục đích, yêu cầu, nội dung, ý nghĩa chương trình tới các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.

2. Tổ chức tốt việc chọn điểm, chọn hộ tham gia SX lúa hàng hóa chất lượng cao. Vụ xuân kết thúc vào tháng 11 năm trước, vụ mùa kết thúc vào tháng 4 năm sau. Năm 2011, diện tích được hỗ trợ SX là 2.400 ha; năm 2012 diện tích được hỗ trợ SX 7.000 ha; đến năm 2013 diện tích được hỗ trợ là 8.000 ha; năm 2014 diện tích triển khai được hỗ trợ là 6.967 ha.

3. Tổ chức sớm các hội nghị hợp tác "4 nhà". Xin ý kiến đóng góp, chỉ đạo của các nhà quản lý, nhà khoa học thống nhất với DN và các HTX tham gia SX lúa hàng hóa chất lượng cao với các nội dung: Cơ cấu giống, thời vụ SX, thời điểm giao nhận giống, phân bón, xử lý nguồn gốc rạ chuyển vụ…

4. Tuyên truyền vận động các DN cung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV cho nông dân trực tiếp tham gia SX lúa hàng hóa chất lượng cao đảm bảo kịp thời vụ.

5. Chủ động ký hợp đồng nguyên tắc SX lúa hàng hóa chất lượng cao với các HTX được chọn tham gia SX lúa hàng hóa chất lượng cao 4 năm (2011 - 2014), giúp các HTX chủ động điều hành SX kịp thời ngay từ đầu vụ.

6. Cử cán bộ kỹ thuật phối hợp cùng Ban chỉ đạo SX lúa hàng hóa chất lượng cao các xã.

7. Phối hợp tốt với các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình Trung ương, Hà Nội tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, hiệu quả của chương trình, kế hoạch SX lúa hàng hóa chất lượng cao giai đoạn 2010 - 2015 tới đông đảo nhân dân Thủ đô và các tỉnh, thành trên cả nước...

Trong 4 năm qua, Trung tâm đã tổ chức 209 lớp tập huấn kỹ thuật, 132 lớp huấn luyện cán bộ, nông dân, 14 buổi/lớp (1.848 buổi) tại 78 xã, HTX của 12 huyện ngoại thành Hà Nội cho 29.120 cán bộ, nông dân rực tiếp tham gia SX về kỹ thuật ngâm, ủ, bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, phơi, chế biến, bảo quản và tiêu thụ lúa, gạo chất lượng cao, đạt 100 % so với kế hoạch được cấp trên giao.

Kết quả đã xây dựng được 120 mô hình cánh đồng mẫu lớn, vùng SX lúa hàng hóa chất lượng cao tiêu biểu tại 82 HTX của 14 huyện ngoại thành Hà Nội với quy mô 23.215 ha, có tổng số hộ nông dân 125.007 hộ tham gia SX. Hiệu quả kinh tế đạt 624,4 tỷ đồng tăng hơn so với SX lúa thường (Khang dân 18) là 285,5 tỷ đồng. Tỷ lệ diện tích lúa chất lượng được ngân sách thành phố hỗ trợ giảm dần từ 19,3% (8.000/41.410 ha) năm 2013 xuống 9,8% (5.715/58.326 ha) năm 2014.

Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã tư vấn và xây dựng 4 nhãn hiệu tập thể “Gạo Bồ Nâu” cho HTXNN xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, "Gạo chất lượng cao HDPC Thủ đô"; "Gạo nếp cái hoa vàng Sóc Sơn” và “Gạo thơm Bối Khê” cho HTXNN Tam Hưng, huyện Thanh Oai.

Đồng thời đã hình thành các vùng lúa chất lượng tiêu biểu như huyện Phúc Thọ SX giống Hương thơm số 1; huyện Thanh Oai, Thường Tín SX giống Bắc thơm số 7. Đặc biệt, đã bước đầu khôi phục và phát triển giống lúa nếp đặc sản nếp cái hoa vàng tại xã Tân Hưng (150 ha), xã Bắc Phú (100 ha) của huyện Sóc Sơn; xã Tam Hưng của huyện Thanh Oai (150 ha).

Tuy nhiên, chương trình cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cơ sở chưa quyết liệt nhất là quy hoạch vùng SX lúa hàng hóa một số điểm còn chưa tập trung... Hệ thống chính sách, nguồn vốn hỗ trợ DN và nông dân đầu tư vào SX phát triển nông nghiệp còn nhiều bất cập, hạn chế.

Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị làm đất, thu hoạch, công nghệ phơi, sấy và bảo quản chưa đồng bộ; hỗ trợ kinh phí cho nông dân, HTX SX còn chậm, chưa kịp thời… Công tác tiêu thụ sản phẩm lúa hàng hóa chất lượng cao giữa các HTX, nông dân, DN tuy bước đầu đã có kết quả, song việc phối hợp còn chưa đồng bộ, kết quả còn chưa cao, tiêu thụ chủ yếu vẫn là tư thương.

Chính vì thế mà mục tiêu của chương trình trong giai đoạn 2015 - 2016 sẽ phải nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, xây dựng nền SX hàng hoá nông nghiệp đô thị bền vững, tạo các mô hình mẫu lớn tiêu biểu về SX lúa hàng hoá chất lượng, giá trị cao để cán bộ, nông dân học tập và phát triển SX có hiệu quả, hướng tới xuất khẩu.

Tập trung phát triển SX, tăng nhanh sản lượng lúa, gạo chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố, từng bước thay thế nhập khẩu, hướng tới xuất khẩu lúa gạo chất lượng cao. Tạo nhiều việc làm, phát triển ngành nghề mới, tăng thu nhập cho nông dân SX lúa hàng hoá chất lượng cao.

Xây dựng được mối liên kết hợp tác 4 nhà bền vững trong SX, tiêu thụ lúa gạo hàng hoá nông sản chất lượng cao tại Hà Nội. Xây dựng được nhiều vùng SX lúa hàng hoá chất lượng cao, có nhãn hiệu, thương hiệu “Gạo chất lượng cao Thủ đô” (ngon, bổ, sạch, an toàn)...

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm