| Hotline: 0983.970.780

Lúa chạy đường nào, cũng vào… lò sấy

Thứ Ba 13/07/2010 , 09:09 (GMT+7)

Hôm nay (13/7), Bộ trưởng Bộ NN- PTNT Cao Đức Phát bắt đầu chuyến đi một số tỉnh ĐBSCL nhằm tháo gỡ cho hạt lúa nơi đây vốn đang gặp nhiều vướng mắc.

Các lò sấy luôn trong tình trạng quá tải do nông dân mang lúa đến sấy tới tấp mỗi ngày

ĐBSCL- vựa lúa lớn nhất nước đang thu hoạch rộ lúa HT trong mưa gió triền miên. Trong khi đó giá lúa cũng sập sùi như mùa mưa đất phương Nam. Hôm nay (13/7), Bộ trưởng Bộ NN- PTNT Cao Đức Phát bắt đầu chuyến đi một số tỉnh ĐBSCL nhằm tháo gỡ cho hạt lúa nơi đây vốn đang gặp nhiều vướng mắc.

Mưa nhiều làm cho các sân phơi hầu như không còn tác dụng. Buộc lòng nông dân phải chở lúa đến các lò sấy với rất nhiều chi phí từ khâu vận chuyển cho đến tiền công sấy lúa. Trong khi ở nhiều nơi của ĐBSCL các lò sấy đã hoạt động hết công suất nhưng vẫn còn vô số lúa của nông dân bị ẩm ướt mà chưa đến lượt được đưa vào lò. Đó là thực tế và cũng là lời than vãn của không ít nông dân vùng tứ giác Long Xuyên.

Ông Trần Văn Phát ở thị trấn Ba Chúc (Tri Tôn – An Giang) cho biết, khi vừa mới chuẩn bị cắt lúa thì trời đổ mưa xối xả mấy ngày liền, cả 22 công lúa của ông bị ngã sập hoàn toàn. Hậu quả là ông phải chạy đi tìm người cắt, tuốt lúa khoảng 500.000 đồng/công. Đã vậy mà còn mất thêm một ngày lúa cảnh chịu nằm đồng vì không có đường xe kéo nên lúa bị ngậm nước lên mộng khá nhiều. Sau đó ông thuê được chiếc xe bò kéo lúa tới lò sấy rồi chờ thêm hai bữa nữa mới tới lượt lúa mình được vào lò. Khi mở miệng bao lúa ra mộng nứt vỏ trắng xoá nhìn thấy xót ruột.

Ông Phát nói: Giờ lúa ướt muốn được sấy cũng không dễ, phải đặt cọc trước ít nhất một tuần bằng tiền mặt khoảng 1/3 hoặc 1/4 số lượng lúa định sấy với chủ lò. Từ đó, chủ lò cân đối thời gian quyết định có nhận hay không. Chứ mình tự ý đem lúa lại lò sấy rồi để đó chờ tới khi lúa lên mộng mà vẫn chưa tới lượt, lúc đó còn chết nữa. Do đó mùa này mà không có đủ lò sấy, nông dân chỉ còn nước đi trốn nợ chứ đâu còn đường nào khác. Lúa mà lên mộng dài thành cây thì đem về nhà nấu đường hoặc bán cho vịt ăn giá 2.000 đồng/kg cũng chưa chắc có ai mua. Vậy nên, thà chịu tốn nhưng vẫn còn hơn chịu cảnh trắng tay.

Ông Nguyễn Văn Đặng, ở ấp Vĩnh Hòa, xã Lạc Qưới thì than rằng: Do ảnh hưởng của mấy trận mưa vừa qua, ngoài chi phí cao trong khâu thu hoạch thì thất thoát do lúa hạt bị rơi rụng tại ruộng khoảng 40% so với vụ ĐX. Thói quen phơi lúa nhờ nắng của nông dân chỉ là một phần, lí do chính vẫn là người ta ngại tốn thêm chi phí và phải chờ quá lâu khi mang lúa đến các lò sấy. Ngồi tính nhẩm, cứ một tấn lúa được sấy khô phải trả tiền công 200.000 đồng tương đương với 70 kg lúa nhưng lúa dễ được thương lái chấp nhận hơn. Do đó, chạy đường nào thì nông dân cũng phải mang lúa vào lò sấy mà thôi.

Ông Hùng cho biết thêm, đa số bà con khi mang lúa đến sấy rồi gởi lại đây, chờ thương lái đến để bán luôn khỏi phải đem về tốn thêm chi phí. Sau khi bà con bán lúa xong, mình căn cứ vào số lượng thực tế đó mà tính tiền công sấy. Một số lò sấy khác ai đem lúa ướt đến họ tính ngay bấy nhiêu, giá từ 11.000- 13.000 đồng/bao nên đã có nhiều nông dân thấy nặng quá không dám đem tới.
Anh Phan Văn Ân ở xã Lương An Trà cho hay, quê anh là vùng đất mới trồng được lúa từ 5 năm trở lại đây. Đất còn nhiễm phèn nên năng suất thấp, chi phí vận chuyển mỗi bao lúa đến lò sấy cũng cao hơn chỗ khác. Nhưng dù muốn, dù không thì cũng phải chấp nhận sấy lúa. Bởi so sánh giữa chi phí sấy lúa với thiệt hại do lúa bị lên mộng thì chọn sấy vẫn tốt hơn.

Được biết hiện nay toàn huyện Tri Tôn có hơn 200 lò sấy có công suất thiết kế từ 15-20 tấn/mẻ, đáp ứng khoảng 40% nhu cầu sấy lúa trong mùa mưa bão. Tuy nhiên do mấy ngày qua nông dân thu hoạch lúa đồng loạt để chạy mưa úng nên khó tránh khỏi tình trạng ứ đọng lúa ướt dồn ứ tại các lò sấy. Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện nay các lò sấy đã hoạt động liên tục 24/24 giờ mà vẫn không giải quyết nổi nhu cầu sấy lúa của bà con.

Ông Bùi Văn Hùng, chủ lò sấy ở ấp Vĩnh Phú, xã Lạc Quới cho hay: Năm rồi nhờ Nhà nước hỗ trợ cho vay 100% vốn với lãi suất thấp. Tôi đầu tư xây cái lò sấy trên 100 triệu để phục vụ cho việc sấy lúa của bà con nơi đây với giá 200.000 đồng/tấn lúa khô thành phẩm. Ai có tiền thì trả bằng tiền, ai không tiền thì lấy lúa quy ra theo giá thị trường. Mấy ngày nay mưa liên tục nên bà con chở lúa đến đây nhiều quá đến nỗi không còn chỗ chứa. Nhiều người tự dùng tre, gỗ kê lót trên mặt đất rồi dùng bạt nilong che lại để chờ tới lượt mình đầy cả ngoài sân.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất