| Hotline: 0983.970.780

Lúa chết, giếng ngả màu ở khu vực gần bãi rác

Thứ Hai 30/07/2018 , 14:05 (GMT+7)

Tiếng quạ kêu nháo nhác ở thôn An Hội Nam 2, xã Nghĩa Kỳ, TP Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) khiến tôi có cảm giác như đi vào cánh đồng hoang.

Một số hộ dân sống gần bãi rác không thể trồng lúa, vì nước đen có váng óng ánh từ bãi rác tràn ra làm lúa chết, nông dân trồng xen bạc hà, nên lũ quạ có chỗ để suốt ngày cất tiếng kêu thiểu não.

Anh Võ Vàng, người dân xóm 4, thôn An Hội Nam 2 cho biết, sống gần bãi rác thì mùi hôi chịu không nổi, quạ nó vào bãi rác cắp thịt thối rải khắp nơi, nhà xung quanh đây nuôi gà cũng bị quạ sà xuống bắt hết. Đó là những nỗi thống khổ mà người dân phải chịu đựng từ khi bãi rác đưa vào sử dụng từ tháng 6/2011.

19-26-51_1_ch_con_nh_vng
Cha con anh Võ Vàng bên xoáy nước ô nhiễm

Cực điểm của sự nén chịu này là từ ngày 9/7 vừa qua, người dân đã lập chốt chặn không cho xe chở rác vào bãi. Mỗi ngày bãi rác gánh thêm 300 tấn rác của 4 huyện, TX, TP. Dư luận cho rằng, người dân chặn xe rác vì không chịu nổi mùi hôi thối. Nhưng đó chỉ là nguyên nhân khiến giọt nước tràn ly, còn câu chuyện bắt nguồn từ lý do nước ngầm bị ô nhiễm.

Tôi có mặt trước cổng Công ty CP Đầu tư và Phát triển xây dựng miền Bắc tại khu vực bãi rác Nghĩa Kỳ. Nhân viên Cty nhào ra hăm dọa, khi thấy phóng viên đứng tận bên kia đường chĩa máy ảnh về phía bãi rác. Một bãi rác lớn, có sức chứa 64 ngàn mét khối rác, được chia thành 3 hố hiện ra khiến ai cũng rùng mình.

Cậu học sinh Nguyễn Duy Quốc dẫn tôi lên một hố rác số 3 nằm gần đường đi. Những dòng nước đen ngòm chi chít như những mạch máu đen rỉ lên mặt đất và tuôn xuống xóm. Rừng bạch đàn gần đó thì vẫn sống được với nước đen, còn một số mảnh ruộng nằm ở phía đông thì lúa chết rục vì nước ô nhiễm.

Anh Hồ Đợi có ngôi nhà làm trại nuôi ong gần đó cho biết, hồi trước giếng nước sử dụng bình thường, nước trong nhìn rõ đáy, nhưng vài năm gần đây thì nước ngả màu vàng, tắm bị ngứa, không ai dám sử dụng nước.

Bà Nguyễn Thị Được vẻ mặt đau khổ: “Nước giếng nhà cô hồi trước trong lắm, nhưng nay chuyển màu đỏ loét rất sợ. Nhưng không uống thì uống nước gì nữa. Anh em bên môi trường múc nước về thí nghiệm và dặn gia đình là mua nước khoáng về dùng, không nên uống nước giếng, nhưng rồi vẫn phải uống nước đỏ”.

Từ hố thải của công ty Miền Bắc, 2 ống cống rất to đổ trực tiếp nước thải từ hố rác ra đồng ruộng. Nước váng màu vàng tràn ngập, nặng mùi hóa chất. Anh Võ Vàng, nhà bên cạnh ống nước thải than thở: “Dân kêu lâu rồi, nhưng ngắn cổ không thấu, nhờ nhà báo kêu giúp, ngày nào cũng uống nước vàng thì ruột, gan, phèo, phổi cũng đi đứt”.

19-26-51_2_nuoc_thi_r_xom
Ống cống từ bãi rác xả thẳng nước bẩn vào khu dân cư

Bãi rác Công ty Miền Bắc đang xây dựng, nhưng đã tiếp nhận rác về hố lộ thiên từ tháng 3/2018, bình quân mỗi ngày nhận gần 300 tấn rác. Tháng 3/2018, ông Nguyễn Tấn Pháp, GĐ Cty cho biết, đến tháng 9/2018 sẽ hoàn thành nhà máy xử lý rác. Nhưng đã cuối tháng 7/2018, công trường xây dựng NM vẫn ngổn ngang, nham nhở.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm