| Hotline: 0983.970.780

Lúa đông xuân: Đến hẹn là... giá giảm!

Thứ Hai 09/02/2015 , 12:05 (GMT+7)

Nhiều vùng lúa ĐX sớm ở ĐBSCL đang vào mùa thu hoạch. Vụ lúa được xem là thuận lợi, ít sâu bệnh, năng suất cao nhất trong năm. Tuy nhiên mấy năm qua, khi lúa ĐX vào mùa gặt dù chất lượng tốt nhưng giá bán lại quá thấp!/ Có nên công bố giá thành sản xuất lúa?

Năm nay tái diễn, khi ngày tết cận kề sức tiêu thụ lúa gạo yếu, giá giảm. Nông dân thu lúa sớm tiếc rẻ cũng phải bán. Nhưng mối lo lớn hơn là phần lớn diện tích lúa ĐX sắp thu hoạch rộ sau tết sẽ ra sao…

Lo vào mùa gặt

Sau một năm 2014 lúa gạo giữ được mức giá ổn định, có lợi nhuận khá, tạo sự phấn khích cho nông dân trồng lúa bước vào vụ lúa ĐX 2014-2015.

Năm qua nước lũ nhỏ, rút sớm, vùng ven biển và một số địa phương thuộc tiểu vùng phù sa ngọt có đồng đất gò cao đều vào vụ gieo sạ sớm, đến nay lúa vào mùa gặt.

Lúc này đón nhu cầu gạo ngon ăn tết sôi động, nông dân gặt lúa hy vọng bắt nhịp bán được giá cao. Hơn nữa nhiều cánh đồng lúa sớm thu hoạch trúng mùa, chắc hạt.

Song, niềm vui ngắn chẳng tày gang, lúa rớt giá từng ngày, thậm chí có nơi thương lái cắm sào đậu ghe không thu mua khiến nông dân chới với, lo lắng thêm.

Hơn một tuần qua, sau khi dò thăm tin từ các kênh thu mua lúa, gạo nguyên liệu tại các DN ở khu vực chợ gạo đầu mối Thốt Nốt, Ô Môn (Cần Thơ) cho thấy tín hiệu xấu, các DN cũng không “mặn mòi” thu mua.

Anh Nguyễn Công Tương, thương lái lúa gạo ở Cần Thơ ngao ngán: Tình hình gần giống hồi đầu vụ ĐX năm 2014, lúa rớt giá và khó đoán. Lúc đó Chính phủ công bố kế hoạch tạm trữ mới kéo giá lúa lên được.

Còn hiện thời tôi và một số bạn hàng trong nhóm ghe thu mua lúa quanh khu vực Ô Môn buộc phải nghỉ sớm trước tết. Tôi không dám mạo hiểm mua lúa đầy ghe để đậu nằm chờ.

Chỉ có thương lái hoặc chủ nhà máy xay có vốn mạnh mới dám mua lúa trữ chờ giá. Trong khi các DN xuất khẩu gạo chỉ thu mua cầm chừng. Chung quy do chưa có hợp đồng xuất khẩu số lượng lớn, giá lúa khó lên.

Đi về vùng lúa sớm ven biển ở Sóc Trăng, dọc theo hai bên tỉnh lộ 8 chạy vắt ngang huyện Mỹ Xuyên, lúa vừa thu hoạch xong nông dân vô bao chất đầy lề đường.

Tuy có thương lái chạy xe gắn máy tới ngã giá thu mua, nhưng nông dân bán lúa mặt mày kém tươi. Bất kể cái nắng hanh khô giữa trưa, hai nông dân Thạch Ét và Lý Sinh ở phường 10, TP Sóc Trăng, cứ quẩn quanh đống lúa như thầm tiếc rẻ.

Trò cuyện với tôi, hai anh than vắn, thở dài: “Tưởng làm lúa trúng mùa, trúng chợ, nào ngờ mấy ngày qua lúa rớt giá sâu thêm. Lúa tươi OM4900 trúng trên 7-8 tấn/ha hạt sáng trưng, hôm cuối tuần trước giá 4.700 đ/kg, nhưng hiện nay thương lái ghé qua chỉ mua 4.380 đ/kg, mất lời gần hơn 300 đ/kg.

Lúa thơm ST5 ở huyện Trần Đề đang thu hoạch cũng cùng cảnh ngộ, hiện giảm còn 5.000-5.100 đ/kg, thấp hơn 500-700 đ/kg so hồi tết năm trước.

Nếu so cách đây 2 năm nông dân ở hai huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên trồng lúa thơm ST5 giá thành chỉ 2.200-2.300 đồng/kg, bán trên 5.000-6.000 đ/kg, lãi “bể tay”. Còn vụ ĐX này tuy mặt được là năng suất cao, nhưng giá bán quá thấp tính ra chẳng được bao nhiêu sau một mùa lúa cực nhọc.

06-53-12_thu-hoch-lu-o-dbscl-nh-lhv
Thu hoạch lúa o ĐBSCL

Cách nào gỡ thế bí?

Mỗi khi nghe tin lúa rớt giá, nhiều nông dân thừa biết rằng trồng lúa IR50404 xem như “dính đòn” nặng trước tiên.

Đa số nông dân đều biết do đầu ra bí, nhưng tìm cách nào giữ được giá lúa cho nông dân là chuyện quá lớn và chỉ có Nhà nước “ra tay” mới giải nguy được.

Nhưng hễ có người mua thì nông dân vẫn trồng. Ở cánh đồng lớn trải rộng dọc theo kênh Tư Ký, xã Trường Xuân, huyện Thới Lai (Cần Thơ) do phải cùng theo gieo sạ đồng loạt nên vụ ĐX này gần hết nông dân trong ấp Trang Nhung đều trồng lúa IR50404.

Lúa đã chín vàng đồng, trong khi tết tới kệ cận nhưng khoảng 26 tháng chạp phải ra đồng gặt. Ông Bảy Hòa, nông dân trong xóm kênh nói: Nhìn lúa trúng bông trĩu nặng cong oằn, ước có trên 1,2-1,3 tấn/ha nhưng mấy ai vui. Hiện thời lúa tươi giảm còn 3.950-4.000 đ/kg khiến nông dân than trời.

Ông Trần Thanh Vân, Phó Giám đốc Cty CP Gentraco, cho rằng: Còn khoảng nửa tháng tới lúa thu hoạch rộ, nhưng vào lúc này lúa IR50404 ở vùng biên giới giáp Campuchia chở về cùng với một số vùng đất gò cao ở Đồng Tháp vừa thu hoạch nên tạo áp lực hạ giá sâu thêm. Lúa IR50404 còn 4.100-4.200 đ/kg, từ đó gạo nguyên liệu giảm còn 6.200 đ/kg và gạo trắng chỉ còn 7.000-7.100 đ/kg. Tình hình xấu nên đẩy giá lúa Jasmine giảm theo, lúa khô 5.800đ/kg, lúa tươi 4.800 đ/kg. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) ra mức giá sàn gạo 25% tấm 360 USD/tấn, nhưng hiện thời giá gạo 5% tấm trong vùng đang nằm ở mức này.

Ông Vân nói: Hợp đồng thương mại không có nhiều vì khách hàng biết rõ lúa ĐX Việt Nam đang vào vụ. Còn các DN kinh doanh xuất khẩu đang trông chờ thị trường xuất khẩu tập trung. Do đó lúa ĐX thu hoạch rộ sau tết sẽ nan giải nếu không sớm có giải pháp tạm trữ, điều tiết thị trường giữ ổn định giá lúa tạo niềm tin cho nông dân.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm