| Hotline: 0983.970.780

Lúa F1 mới tự túc chưa được 10%, tại sao?

Thứ Ba 30/11/2010 , 09:26 (GMT+7)

Trao đổi với NNVN, TS Lê Hưng Quốc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí VSTA cho biết lượng giống lúa lai nội, tức lúa F1 SX trong nước chỉ đáp ứng chưa được 10% diện tích gieo cấy...

TS Lê Hưng Quốc
Hôm qua (29/11), trao đổi với NNVN, TS Lê Hưng Quốc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam (VSTA) cho biết lượng giống lúa lai nội, tức lúa F1 SX trong nước chỉ đáp ứng gieo cấy khoảng 50.000 ha (chưa được 10% diện tích).

Mặt khác ở vụ mùa lượng giống lúa lai không đáp ứng được nhu cầu SX do Trung Quốc rất ít giống kháng bạc lá, bộ giống lúa lai trong nước lại nghèo nàn, SX F1 thường rủi ro nên chỉ cung ứng được một phần diện tích gieo cấy.

Về cung cầu giống lúa lai vụ ĐX tới ra sao, thưa ông?

Nhu cầu về giống lúa lai cho vụ ĐX 2011 ở miền Bắc là rất lớn, trung bình chiếm khoảng 30% so với tổng diện tích lúa, tức là 400.000 ha cần khoảng 15.000 tấn giống. Đến thời điểm này các DN đăng kí NK khoảng 10.000 tấn, SX trong nước đáp ứng khoảng 2.000 tấn. Song nhiều khả năng DN sẽ không nhập được theo kế hoạch, do mệnh giá tệ TQ tăng, giá giống lên quá cao (dao động từ 20-25 tệ/kg). 1kg giống lúa NK sẽ tương đương từ 10-15 kg thóc thương phẩm, khoảng từ 60.000-95.000 đ/kg. Như vậy số lượng giống lúa lai sẽ không đủ cho SX.

Cụ thể sẽ thiếu khoảng bao nhiêu tấn giống?

Theo thông tin sơ bộ từ các đơn vị cung ứng giống, lượng giống nhập về cho miền Bắc khoảng 8.000 tấn cộng với lượng lúa lai F1 SX trong nước thì sẽ thiếu ít nhất 5.000 tấn. Tại cuộc họp bàn cung ứng giống hôm vừa rồi, Cty GCT Quảng Bình cho biết tỉnh hỗ trợ lúa lai 35.000 đ/kg, song người dân vùng lũ lương thực không có mà ăn, còn tiền đâu mà mua giống. Do vậy Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ kịp thời, nếu không cho dân 100% lúa lai thì phải hỗ trợ giống lúa thuần thay thế. Tuy nhiên đối với những tỉnh có diện tích lúa lai lớn như Thanh Hóa, Nghệ An thì trồng lúa thuần chỉ là giải pháp tình thế. Về lâu dài lúa lai vẫn là điểm mấu chốt để tăng sản lượng lương thực.

Một số DNNK cho rằng chúng ta bị phụ thuộc TQ về giống lúa nên vụ nào họ cũng ép giá, NK không lãi được bao nhiêu, thậm chí lỗ?

Như tôi đã nói DNNK giống lúa rất khó khăn do tỷ giá cao, khó vay vốn NK. Theo nguyên tắc thì “tiền trao cháo múc”, tức là phải trả tiền ngay phía TQ mới giao hàng. Có DN thỏa thuận được trả tiền sau nhưng khi thanh toán thì giá tệ tăng cao nên lỗ thật. Thế nên giải pháp lâu dài chúng ta phải chủ động SX giống lúa F1.

Ông vừa cho biết SX lúa lai F1 thường rủi ro, cụ thể vụ mùa 2009 các DN mất tới 700 ha tại Quảng Nam. Nếu không có chính sách hỗ trợ DN thì SX càng khó?

Đúng là việc SX F1 hiện chưa bền vững. DN được mua bản quyền giống SX nhưng để nhân được giống SX đại trà rất khó. Làm giống F1 khó ngoài yếu tố thời tiết, còn có việc mối liên kết giữa 4 nhà còn lỏng lẻo. Có điều tôi thấy bức xúc là, hàng năm Bộ NN-PTNT đầu tư hàng trăm tỷ cho một số Viện nghiên cứu làm đề tài giống lúa nhưng giống ra rất ít mà toàn in Kỷ yếu, rất lãng phí. Một vài giống bán bản quyền năm, bảy tỷ thì tự chia nhau (?). Rốt cuộc giống có ra SX đại trà được đâu.

Có ý kiến cho rằng một số giống nghiên cứu trong nước chất lượng khá cao, ngắn ngày. Các giống lúa này ở “vị trí” nào trong “làng” giống?

Kể cả giống du nhập, đến nay chúng ta có gần 1.000 giống lúa. Riêng phía Bắc chỉ có giống Xi23 của Viện KHKTNN (cũ) do PGS Tạ Minh Sơn là tác giả - là 1 trong 10 giống ở “tốp” đầu, còn lại 6 giống của TQ, 3 giống của IRRI. Gần đây trong nước có thêm vài bộ giống lúa lai 2 dòng, lúa thuần được công nhận là TBKT mới. Song việc nghiên cứu về giống lúa vẫn chưa xứng tầm quốc gia XK gạo lớn thứ 2 thế giới. Mấy anh nghiên cứu lúa lai thì lấy dòng mẹ của Ấn Độ, TQ, nghiên cứu lúa thuần lấy dòng từ Q5, Khang dân rồi làm “đột biến” cả thôi, 1 dòng mẹ có thể làm ra 10 giống…

Để ngành giống phát triển, không phụ thuộc nguồn giống nước ngoài, theo ông thì chúng ta cần có giải pháp gì?

Tôi được biết hàng năm Bộ NN-PTNT có các chương trình nghiên cứu giống, chuyển giao, ứng dụng TBKT thông qua đầu tư cho các Vụ, Viện. Kể cả chương trình giống Quốc gia cũng cho các Viện, còn DN ngành giống vẫn đứng ngoài. Một số DN được tiếp cận mô hình SX giống lúa F1 qua kênh khuyến nông nhưng thủ tục vốn nhiêu khê, phức tạp; nay lại phải đấu thầu cạnh tranh… Định mức năm tới cho mô hình lúa F1 chỉ 6 triệu/ha là quá thấp.

Ngay như Viện CLT-CTP (thuộc VAAS) mỗi năm được cấp trên dưới 30 tỷ để nghiên cứu, được ưu tiên đề tài song thử hỏi đến nay có mấy giống được công nhận? Trong khi 1 Trung tâm của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, chỉ vẻn vẹn trên 10 người mà ra được một số giống lúa chất lượng cao, bán bản quyền tới 10 tỷ đồng. Trung tâm Nghiên cứu GCT Thanh Hóa, là đơn vị thuộc tỉnh cũng ra được một số giống lúa tốt. Một số DN như Cty CP GCT Miền Nam, GCT Miền Bắc cũng tự nghiên cứu giống ngô, giống lúa mới. Nói vậy để thấy việc đầu tư nghiên cứu khoa học cho DN hiện nay chưa đúng mức. Tại sao ngành thủy lợi, lâm nghiệp… các DN tiếp cận chương trình, dự án dễ dàng, thuận lợi đến thế mà lâu nay bên nông nghiệp vẫn cứ tắc?

Mới đây tại hội nghị cung ứng giống, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã yêu cầu “Vụ KHCN&MT xây dựng chính sách cụ thể, tạo điều kiện cho DN nghiên cứu, ứng dụng KHCN để có thêm các bộ giống mới đáp ứng nhu cầu SX”. Đúng là các DN rất mong chỉ đạo này, đừng gạt họ ra rìa đường nữa.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Ngành ong mật chuyển dịch từ 'sổ hóa' sang 'số hóa'

Việc áp dụng các công nghệ IoT, AI, Blockchain trong đảm bảo chất lượng sản phẩm, minh bạch quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm là giải pháp bền vững ngành ong.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Lúa đông xuân được mùa lớn, giá cao chưa từng thấy, nông dân vui phơi phới

Nông dân Phú Yên đang thu hoạch lúa đông xuân trong niềm vui lớn khi lúa vừa được mùa, giá lại cao chưa từng thấy.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.