| Hotline: 0983.970.780

Lừa gạt tràn khắp làng quê: Trò "bán hàng trả góp"!

Thứ Hai 29/12/2014 , 08:55 (GMT+7)

Khi việc tổ chức hội thảo, bán các sản phẩm giá cắt cổ bị người dân và chính quyền các địa phương cảnh giác, một số đối tượng đang chuyển phương thức hoạt động. Chúng vào tận nhà dân, bán các mặt hàng gia dụng với hình thức "trả góp".

Sau khi nhận được một khoản tiền trả trước và ký hợp đồng trả góp số tiền còn lại, các đối tượng “một đi không trở lại”. Biết “ăn” phải quả lừa nhưng không ai chịu trình báo công an nên số nạn nhân tăng lên theo cấp số nhân.

Sáng 13/12/2014, một chiếc ô tô 7 chỗ sang trọng đỗ xịch trước nhà chị Nguyễn Thị Xoan, xóm 4, xã Thanh Đồng (Thanh Chương - Nghệ An). Hai người đàn ông ăn mặc lịch sự, tay xách catap từ trong xe bước ra.

Một giọng Bắc nhẹ nhàng như rót mật vào tai chị Xoan: “Công ty chúng tôi đang có nhu cầu xin được lắp đặt biển quảng cáo các sản phẩm gia dụng trong vườn nhà anh chị. Đổi lại, mỗi tháng gia đình sẽ được nhận về 1,2 triệu đồng. Nếu anh chị đồng ý, ngày mai người của công ty chúng tôi sẽ đến lắp đặt biển...”.


Vợ chồng chị Xoan kể lại câu chuyện

Thấy chẳng mất gì mà lại được một khoản tiền lớn như vậy, vợ chồng chị Xoan lập tức gật đầu đồng ý. Hai người đàn ông lạ mặt nói tiếp: “Hiện tại công ty chúng tôi đang bán các mặt hàng gia dụng, cụ thể là một bộ bếp ga - từ kèm theo 5 nồi INOX; 1 bộ thiết bị năng lượng mặt trời, nguồn điện năng phát ra đủ để 3 - 4 gia đình sử dụng.

Các sản phẩm đang trong thời gian khuyến mại, mua toàn bộ sản phẩm trên chỉ với giá 5.999.000 đồng. Theo chúng tôi, chị nên mua một bộ kẻo sắp hết thời gian khuyến mại...”.

Chị Xoan và chồng như nuốt lấy từng lời từ 2 kẻ lạ mặt kia. Thế nhưng trong nhà hiện chỉ có 2,5 triệu đồng nên không biết làm sao để khỏi tuột mất cơ hội hiếm có này. Khi nghe họ phân trần, 2 vị khách lạ tỏ ra thông cảm và chấp nhận bán bộ sản phẩm với phương án: “Sẽ trừ dần vào tiền thuê địa điểm đặt biển quảng cáo”.

Khi chị Xoan chuẩn bị trao tiền thì người chị dâu là Hồ Thị Oanh xuất hiện. Từng là nạn nhân của vụ mua phải cuộn dây điện giả cách đây 2 năm, chị Oanh sinh nghi, lập tức kéo vợ chồng chị Xoan ra xa để ngăn cản nhưng vẫn bị các đối tượng chạy theo yêu cầu thanh toán tiền.

“Lúc đó, hai vợ chồng tôi như bị ma ám, cứ nhất quyết thanh toán tiền cho hai người đó, họ bảo gì chúng tôi làm nấy, lại còn trách móc chị dâu” - chị Xoan ấm ức nhớ lại.

Thấy việc giao dịch này có điều mờ ám, chồng chị Oanh đã gọi điện báo cho an ninh xóm. Thấy vậy, những kẻ lạ mặt lên xe chuồn thẳng.

Chị Xoan chỉ là một trường hợp hi hữu không bị mất tiền oan bởi bọn lừa đảo. Thực tế diễn ra tại nhiều địa phương là một khi các đối tượng này đã đặt được chân vào nhà nào thì gia chủ kiểu gì cũng bị “sập bẫy”...

Bà Nguyễn Thị Cúc, xóm 10, xã Ngọc Sơn, Thanh Chương, bức xúc kể: Chiều 14/12/2014, có hai người đàn ông lạ mặt đi xe máy vào nhà tôi xin khảo sát lắp đặt biển quảng cáo.

Họ nói ngọt như mía lùi là mỗi tháng gia đình tôi sẽ được trả 1 triệu đồng, năm đầu tiên gia đình được nhận 1 lần với tổng số tiền 12 triệu đồng, các năm tiếp theo trả theo quý. Đổi lại gia đình tôi chỉ việc bật đèn biển quảng cáo sáng vào các ngày thứ 7 và chủ nhật hằng tuần.

Gạt qua chuyện lắp biển quảng cáo, hai kẻ lạ mặt bắt đầu giới thiệu sản phẩm bán trả góp. Họ nói, nếu mua 1 bộ bếp ga đôi kết hợp bếp từ với giá 3,999 triệu đồng thì chỉ cần trả trước 2 triệu đồng. Số tiền còn lại sẽ trả trong 10 tháng tiếp theo. Nếu trả tiền 1 lần sẽ được tặng ngay một bộ nồi INOX 6 chiếc và 5 chậu nhỏ.


Bà Cúc ngẩn ngơ trước bộ sản phẩm mới mua

Theo thông tin từ các địa phương như Anh Sơn, Tương Dương, TP Vinh... cũng đã và đang xuất hiện nhiều đối tượng lừa đảo bằng hình thức bán hàng gia dụng kể trên. Bởi thế, dư luận ở Nghệ An đang hết sức bức xúc. Trước khi cơ quan chức năng làm sáng tỏ vấn đề, người dân cần nêu cao cảnh giác, tránh “tiền mất, tật mang”.

Dù gia đình tôi đã có đủ bộ đồ nấu ăn nhưng không hiểu sao, tôi vẫn quyết mua cho bằng được. Tôi vào lấy ra 4 triệu đồng, trả cho họ, ký vào các giấy tờ và nhận hàng.

Hôm sau một số người cùng làng bảo, năm trước họ cũng mua sản phẩm này nhưng nồi, thau INOX thực chất chỉ được mạ bên ngoài, bếp ga thì kém chất lượng dùng được ít bữa đã hỏng thì tôi mới biết mình đã bị lừa... Tôi sợ quá không dám đưa bếp ga ra thử nữa.

Theo bà Cúc, chỉ trong vòng 1 ngày, riêng xóm 10, xã Ngọc Sơn đã có 4 gia đình để cho bọn chúng vào nhà và đều bị sập bẫy với chiêu thức này, chúng đã lừa được tổng số tiền là 16,9 triệu đồng. Trong số này có một công an viên xã bị lừa với số tiền 6 triệu đồng...

Sau khi nhận ra việc mình bị lừa, nhiều người dân đã gọi điện vào số máy in trên hóa đơn bán lẻ hoặc các điện thoại do đối tượng để lại thì đều không liên lạc được hoặc chủ nhân báo gọi nhầm số. Chủ của một vài số điện thoại chịu mở máy thì vẫn cam đoan là vài ngày nữa sẽ lên lắp đặt biển quảng cáo như đã hứa nhưng thực tế chúng đã “lặn” không sủi tăm từ đó đến nay.

Các sản phẩm được chúng lừa bán tại nhiều xã thuộc huyện Thanh Chương vào giữa tháng 12/2014, theo giới thiệu và phiếu bảo hành do các đối tượng cung cấp thì hàng đều có ghi xuất xứ là Cty TNHH SX-TM Nam Quốc H.L, địa chỉ tại 31/1 đường Bình Mỹ, ấp 8, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM.

Tuy nhiên, khi chúng tôi mở trang website namquochl.com, thì hóa ra địa chỉ website và số điện thoại của công ty in trên giấy đều là địa chỉ giả. Thực tế chúng đã “mượn” danh của Cty TNHH SX-TM Nam Quốc H.L (H11 Dương Quảng Hàm, P.6, Q.Gò Vấp, TP.HCM) để bán hàng giả và lừa đảo người dân.

Chúng tôi trực tiếp xác minh theo địa chỉ được ghi trên phiếu biên nhận tiền tại 170 đường Quang Trung, TP Vinh, Nghệ An, cũng nhận được kết quả tương tự. Dọc đường Quang Trung không hề có số nhà 170. Người dân ở khu vực các dãy chung cư Quang Trung xác nhận, thời gian gần đây đã có rất nhiều người đến tìm số nhà 170 để gặp đơn vị bán hàng. Tuy nhiên, họ đều chung cảnh ra về trong thất vọng. (Còn nữa)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm